Lợi nhuận từ kinh doanh sữa bột đến từ đâu?

03/12/2018 11:48:35 Để lại bình luận

Lợi nhuận từ kinh doanh sữa bột đến từ đâu? là câu hỏi của rất nhiều người trong đó nhất là những người đang có ý định dấn thân vào kinh doanh lĩnh vực này. Hãy cùng KiotViet trả lời câu hỏi trên bằng bài viết dưới đây nhé.

1. Lợi nhuận bán hàng trực tiếp

Đương nhiên, đây là lợi nhuận thu được từ việc bán hàng trực tiếp sau khi lấy giá bán trừ giá nhập của sản phẩm đó. Tùy thuộc vào giá bán và nhập mà mức lợi nhuận trực tiếp của mỗi sản phẩm là khác nhau.

Ví dụ những sản phẩm khá nổi tiếng và lâu đời, chiếm thị phần lớn trên thị trường thường là những sản phẩm mà giá bán được niêm yết hoặc đã “lộ giá” nên người bán không thể làm giá cao lên được nữa, bởi vậy mà mức lợi nhuận từ bán hàng trực tiếp cũng vì thế mà giảm đi.

Xem thêm: 5 bước mở CỬA HÀNG SỮA TRẺ EM cho người mới kinh doanh

Kinh doanh sữa bột và những lưu ý cần biết Bán hàng trực tiếp là một trong những nguồn lợi nhuận kinh doanh sữa

Ngược lại, nếu bán một sản phẩm mới, giá nhập vừa rẻ, giá bán lại chưa ”bị lộ” thì đương nhiên là mức lợi nhuận từ bán hàng trực tiếp cũng cao hơn. Tuy nhiên vì chưa nổi tiếng trên thị trường nên các dòng sản phẩm này thường khó bán hơn.

Bên cạnh lợi nhuận từ chiết khấu thì lợi nhuận trực tiếp từ bán hàng là một trong 2 nguồn thu lợi chính cho cửa hàng. Nếu mô hình của bạn là bán lẻ thì đây là nguồn lợi chính nhưng nếu bạn bán buôn thì lợi nhuận từ chiết khấu của các nhà hãng thường sẽ là nguồn lãi chính.

2. Lợi nhuận gián tiếp

2.1. Chiết khấu từ nhà sản xuất

Tùy từng hãng sữa mà mức chiết khấu khác nhau nhưng thông thường, các hãng càng lâu đời, hàng càng dễ bán và nổi tiếng thì mức chiết khấu càng thấp và ngược lại, các hãng càng mới thì chiết khấu càng cao. Như vậy, tùy thuộc vào định hướng phát triển của bạn mà nguồn lợi nhuận từ chiết khấu cao hay thấp.

Ví dụ: bạn tập trung bán các dòng sữa nổi tiếng chiết khấu tuy thấp nhưng lại dễ bán thì khi đó lợi nhuận thu về chủ yếu từ việc bán hàng trực tiếp và các chính sách hỗ trợ của nhà cung cấp đó nếu có chứ không phải từ % chiết khấu.

Xem thêm: 5+ LƯU Ý khi kinh doanh sữa bột - NÊN và KHÔNG nên làm gì?

Như trên đã nói, lợi nhuận gián tiếp từ chiết khấu thường cũng là một trong hai nguồn lợi nhuận chính của các cửa hàng kinh doanh sữa bột hiện nay mà nhất là các cửa hàng bán buôn sữa bột.

2.2. Tiền trưng bày sữa bột

Nghĩa là tiền mà các nhà hãng sẽ trả cho cửa hàng của bạn để bạn chọn sản phẩm của họ trưng bày lên vị trí “đẹp” trên kệ. Vì hãng nào cũng muốn cạnh tranh bằng cách trả tiền trưng bày như vậy để khi khách hàng đến mua hàng thì vô hình chung thương hiệu của họ cũng được khách hàng nhìn thấy.

Tiền từ trưng bày các thương hiệu sữa cũng khá lớn trong nguồn thu của cửa hàng Tiền từ trưng bày các thương hiệu sữa cũng khá lớn trong nguồn thu của cửa hàng

Thông thường thì tiền lãi đến từ nguồn này không nhiều và không phải là nguồn thu chính của cửa hàng nhưng nếu bạn cân đối khéo léo thì đây là một trong những nguồn thu khá ổn định.

Xem thêm: Mở cửa hàng Sữa: Trưng bày sản phẩm thế nào cho phù hợp?

2.3. Hỗ trợ từ nhà cung cấp

Thông thường mỗi nhà cung cấp sẽ có những hỗ trợ khác nhau cho các khách hàng của mình nhằm khuyến khích họ bán hàng được tốt hơn như:

  • - Giảm giá khuyến mãi nhân dịp kỷ niệm thành lập công ty.
  • - Tặng thêm sản phẩm khi mua hàng đạt mức số lượng nhất định. Ví dụ mua 5 thùng tặng thêm 3 hộp...
  • - Tặng tiền mặt hoặc hiện vật khi nhập một lượng hàng đủ quy định nhằm khuyến khích đại lý “ôm hàng”. ví dụ nếu đại lý nhập lên tới 20 thùng trong một lần thì tặng luôn 2 triệu tiền mặt ngay lúc nhập hàng.

Nói chung, càng đại lý lớn thì càng được hưởng nhiều hỗ trợ từ các nhà cung cấp nên nếu có thể bạn nên tính toán cẩn thận nhất là thời gian đầu. Khi vốn chưa nhiều, bạn nên tập trung bán mạnh một mặt hàng chủ lực để chạy doanh số và nhận được nhiều chương trình hỗ trợ từ nhà cung cấp hơn là nhập nhỏ lẻ mỗi hàng một ít và bán đều với mức lợi nhuận thấp.

Tóm lại, lợi nhuận từ kinh doanh sữa bột có thể đến từ nhiều nguồn như bán hàng trực tiếp; lãi từ chiết khấu, từ tiền trưng bày sản phẩm hay từ các chính sách hỗ trợ của nhà cung cấp...và tùy thuộc vào quy mô cửa hàng của bạn cũng như cách kinh doanh của bạn mà quyết định nguồn lãi chính đến từ đâu.

Chuyên mục:Cẩm nang

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.