Checklist chuẩn khi làm bảng dự toán chi phí mở nhà hàng

20/09/2020 21:30:27 Để lại bình luận

Để mở một nhà hàng ăn uống, khâu chuẩn bị là rất quan trọng. Ngoài nguồn vốn lớn, bạn còn cần bỏ ra nhiều thời gian và tâm huyết. Khi làm bảng dự toán chi phí mở nhà hàng, nếu có lời khuyên và kinh nghiệm lập của người đi trước, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức. Những chi phí này gồm những gì? Hãy cùng tham khảo Checklist dưới đây nhé!

Muốn kinh doanh nhà hàng ăn uống cần chuẩn bị kỹ lưỡngMở nhà hàng quan trọng nhất là ở bước chuẩn bị

1. Chi phí mặt bằng - Mối quan tâm đầu tiên trong bảng dự toán chi phí mở nhà hàng

Mặt bằng là yếu tố đầu tiên mà chủ cửa hàng cần phải nghĩ tới khi kinh doanh bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào. Với kinh doanh nhà hàng ăn uống thì yếu tố này lại càng quan trọng. Chọn địa điểm phù hợp với quy mô và nguồn vốn là mối ưu tiên hàng đầu khi bạn quyết định mở nhà hàng.

Với một nhà hàng có sức phục vụ từ 200 - 250 người, bạn nên chuẩn bị sẵn một mặt bằng với diện tích khoảng 200m2. Đây là một diện tích vừa phải, ngoài nơi đón tiếp thực khách, bạn vẫn còn đủ không gian để thiết kế được một khu nấu ăn, kho chứa thực phẩm rộng rãi.

Chi phí mặt bằng sẽ được tính dựa trên diện tích và vị trí địa điểm bạn dự định mở nhà hàng ăn uống. Ở khu vực trung tâm thành phố, với diện tích 200m2, giá tiền cho thuê mỗi tháng có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Còn ở các vùng lân cận hay ngoại ô thì chi phí mặt bằng cũng khoảng vài chục triệu đồng mỗi tháng.

Chủ cửa hàng sẽ cần phải một thời gian dài mới có thể thu hồi vốn từ tiền thuê mặt bằng được. Chính vì vậy, nếu có sẵn mặt bằng, bạn sẽ có lợi thế rất lớn.

2. Chi phí mua thực phẩm - Tìm nguồn mua gốc và dự trữ hợp lý

Món ăn ngon là một trong các điều kiện cần thiết để thu hút khách hàng, ngay từ khâu nguyên liệu, bạn đã cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Tùy theo định hướng mà bạn hướng tới là mở quán lẩu, tiệm bánh, nhà hàng hải sản,... thì chi phí mua nguyên liệu sẽ khác nhau. Lưu ý nhỏ, với các nguyên liệu tươi sống, bạn nên mua với số lượng vừa phải, tránh mua nhiều và tích trữ quá lâu khiến thực phẩm hư hỏng.

Ngoài món ăn ngon, nhà hàng cũng cần lưu ý tới cả đồ uống. Với đồ uống đóng lon, có hạn sử dụng dài, bạn có thể nhập với số lượng lớn và dùng dần.

Cuối cùng, dù mua nguyên liệu nấu ăn hay đồ uống thì bạn đều nên tìm tới các đại lý bỏ mối để có mức giá tốt nhất. Tùy mô hình, nhưng chi phí mua thực phẩm không nên vượt quá 20 - 25% doanh thu mỗi ngày.

3. Chi phí quản lý - Giảm bớt nhân lực bằng công nghệ

Ghi chép bằng sổ sách khó tránh khỏi sai sót, nhầm lẫnGhi chép bằng sổ sách khó tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn

Trong các bước mở nhà hàng, bạn không thể thiếu bước thuê nhân viên cho các vị trí như người phục vụ, đầu bếp nấu ăn, thu ngân sổ sách, bảo vệ,… Mỗi người sẽ là một phần riêng biệt nhưng kết hợp cùng nhau trong một quy trình khép kín. Tuy nhiên khi cửa hàng mới đi vào hoạt động sẽ không thể tránh khỏi sai sót. Những lỗi nhỏ này có thể gây thất thoát mà chủ cửa hàng hay người quản lý khó có thể kiểm soát.

Chính vì vậy, ngoài việc quản lý bằng con người thì nhà hàng nên sử dụng cả các phần mềm quản lý bán hàng. Trên thị trường hiện nay cung cấp khá nhiều phần mềm với chi phí tiết kiệm, chỉ 6.000đ/ngày, hiệu quả quản lý cao, giúp giảm bớt nguy cơ thất thoát.

4. Chi phí truyền thông - Khoản chi phí không thể bỏ qua

Theo cách làm truyền thống, trước khi khai trương, chủ nhà hàng sẽ có các hoạt động phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo,… lan truyền cho nhiều người biết tới. Nội dung chủ yếu là giới thiệu nhà hàng, chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá theo hóa đơn,...

Hiện nay, theo sự phát triển của các trang mạng xã hội, các chủ nhà hàng đã sử dụng Facebook, Instagram, Zalo...  để quảng cáo. Với chi phí vừa phải, mức lan truyền rộng rãi, phương pháp quảng cáo hiện đại này kết hợp phương pháp truyền thống mang đến hiệu quả truyền thông tốt đa.

Một trong những kênh truyền thông không thể không kể đến đối với các quán ăn, nhà hàng chính là các ứng dụng giao hàng online. Những ứng dụng giao hàng này có lượng khách hàng truy cập mua bán khổng lồ, nhất là khi mua hàng online ngày càng trở thành xu thế phổ biến trong tiêu cùng của "thượng đế". 4 ứng dụng giao đồ ăn "nổi" nhất hiện nay chính là Now, Grab, GoJek và Baemin. Nếu chủ shop chưa đăng ký bán hàng trên những ứng dụng này thì hãy thực hiện ngay lập tức nhé bằng cách xem ngay những bài viết sau:

- Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên NOW

- Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên Grab

- Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên Baemin

- Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên GoJek

Các khoản chi phí phát sinh khác

Ngoài những khoản chi phí đã được nói ở trên, khi mở nhà hàng bạn cũng cần chú ý đến những khoản chi phí nhỏ, phát sinh đều đặn hàng tháng hay hàng năm, đó là tiền lương nhân viên, các loại thuế phí, tiền điện, chi phí sửa chữa, khấu hao thiết bị,… Theo kinh nghiệm mở nhà hàng của những người đi trước, bạn cũng nên dành một khoản tiền từ 100 - 200 triệu để đề phòng rủi ro trong 3 tháng kinh doanh đầu tiên.

Trên đây là một Checklist giúp bạn có thể nhanh chóng lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức tìm hiểu và sử dụng nguồn vốn hợp lý.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.