Tại sao cần phải quan tâm đến phần mềm order thông minh?

26/03/2024 11:31:51 Để lại bình luận

Bất chấp việc đã xuất hiện từ khá lâu, sử dụng phần mềm order trên Android vẫn là điều khá xa lạ với phần lớn các quán ăn vừa nhỏ. Lý do thường thấy là vì sợ tốn tiền, vì thấy không cần thiết, và phổ biến nhất là do không biết cách dùng hoặc nghĩ rằng quá khó để sử dụng.
Chúng ta bắt đầu theo chân các công việc hàng ngày của một quán ăn vẫn chung thành với quy trình quản lý thủ công và một nhà hàng có sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, để xem thử có sự khác biệt gì nhé!

1.Chuẩn bị mở cửa

Quán ăn thủ công: Nhân viên đến và vào kho lấy thực phẩm chuẩn bị chế biến, chẳng lạ gì cảnh mỗi sáng vội vã đi mua bổ sung do nguyên liệu thiếu hụt, hết hạn, hoặc hỏng mốc... để chuẩn bị trước khi quán mở cửa. Số lượng lấy ra được ghi chép vào sổ để cuối ngày kiểm kê lại. Quản lý cửa hàng không thể biết được số lượng có đúng với số hàng đã được lấy ra không? chi phí mua hàng phát sinh là đắt hay rẻ.

Quán ăn công nghệ: Nhân viên đến, vào kho lấy hàng, mở phần mềm ra và kiểm tra xem số lượng hôm nay có đủ dùng không. Sau khi lấy hàng đủ thì nhấp số lượng từng mặt hàng vào phần mềm quản lý kho để quản lý có thể dễ dàng theo dõi.

2.Bắt đầu bán hàng sẽ có những vấn đề gì đây?

Quán ăn thủ công: Việc chỉ vận hành các bộ phận một cách thủ công thì rất nhiều khó khăn xảy ra theo một chuỗi hệ thống, áp lực sẽ đè nặng lên chính bạn và từng nhân viên. Lễ tân không nắm được số bàn trống, khách phải chờ quá lâu đành bỏ về. Phục vụ  thường xuyên “cuống cuồng” ghi chép order, rồi vội vàng chạy đua xuống khu vực bếp, order sai món, hoặc gọi món mà không biết là thức ăn còn hay hết. Nhân viên bếp cũng chẳng khá hơn khi đứng trước “một núi” các order từ người phục vụ, dẫn tới món ăn lên chậm, trái ý khách hàng.

nhà hàng quá tải phục vụ chậm chễ

Khách hàng gọi thanh toán, thu ngân phải dùng máy tính cộng giá những món đã gọi rồi thông báo số tiền cho khách. có thể sơ suất bấm sai giá, tính tiền nhầm, tốn thời gian, Khách hàng không thể xem lại số tiền chi tiết từng món, tạo sự thắc mắc, hoài nghi trong lòng khách hàng, dẫn đến cảm nhận không hài lòng về quán.Đồng thời Chủ quán không kiểm soát được việc nhân viên gian lận kê cao giá để thu lợi.
Bạn không thể lường trước được những rủi ro có thể gặp phải, thất thoát tiền bạc do tính toán nhầm hiển nhiên xảy đến. Nhưng đáng sợ hơn là thời điểm khi khách hàng gặp phải trải nghiệm tồi tệ, không chỉ mất khách, mà còn vấp phải một loạt những reivew tiêu cực, đau đầu tốn kém tiền bạc xử lý khủng hoảng, bạn không chỉ là LỖ TIỀN, mà còn LỖ cả HÌNH ẢNH.

Quán ăn công nghệ:  khi khách đến quán, nhân viên sẽ đưa menu được cài đặt bằng phần mềm order trên Andorid, khách hàng chỉ cần chạm vào màn hình sẽ thấy ngay được hình ảnh trực quan của món ăn, cũng như biết được món đó quán còn hay hết. Khi khách gọi món xong, nhân viên chỉ cần nhấn nút in trên màn hình thì tự động máy in ở bếp sẽ in ra danh sách các món khách đã đặt. Do đó nhân viên không cần tốn thời gian di chuyển nhiều, phục vụ được nhiều khách hàng hơn. 

Trường hợp khách muốn đổi bàn, phục vụ chỉ cần nhấn nút gộp bàn trong trình quản lý của phần mềm, mọi thao tác gọi món, thanh toán được chuyển đổi chính xác, nhân viên không phải gặp rắc rối tính nhầm bàn. Bên cạnh đó, khách hàng có thể kiểm tra lại mình đã gọi món gì, dễ dàng lựa chọn phương thức thanh toán đa dạng: tiền mặt, thẻ, ghi nợ,
Chủ quán có thể xem được tất cả hóa đơn thanh toán của quán ngay lập tức mà không cần đến quán, hạn chế tối đa mọi gian lận.

3. Kiểm kê cuối ngày

Quán ăn thủ công: Nhân viên sẽ phải tự kiểm kê lại nguyên liệu, thực phẩm đã bán trong ngày dựa theo những hóa đơn đã ghi chép trong sổ và  đối chiếu với ngày hôm qua còn lại.
Việc đối chiếu sổ sách gặp nhiều khó khăn khi số lượng ngày càng lớn, tình trạng thất thoát dễ dàng xảy ra mà chủ quán không thể kiểm soát được. Muốn kiểm tra tình hình kinh doanh hay sổ sách thì chủ cửa hàng phải trực tiếp đến quán, ngồi tính toán lại xem nhân viên đã làm đúng chưa, có gian lận thất thoát gì không.

Mất thời gian tính toán thủ công

Quán ăn công nghệ: Nhân viên chỉ cần truy cập vào dữ liệu hệ thống để biết được số lượng đã bán ra trong ngày. Sau đó kiểm tra số lượng trong kho còn lại rồi đối chiếu với ngày hôm qua. Hạn chế được sai sót khi kiểm kê số lượng sản phẩm. Chủ quán có thể biết được tình trạng hàng trong kho còn lại bao nhiêu, vừa giảm thất thoát lại chủ động trong việc đặt hàng mới cho quán. Đặc biệt, phần mềm có sẵn giao diện trên điện thoại, máy tính bảng nên không cần đến trực tiếp, chủ quán chỉ cần online ngồi ở nhà vẫn xem được các hoạt động kinh doanh thực tế đang diễn ra ở cửa hàng.
Đó là lời giải cho thắc mắc vì sao rất nhiều nhà hàng tuy chỉ có ít nhân viên nhưng lại phục vụ số lượng khách hàng khổng lồ mỗi ngày vô cùng dễ dàng.

Phần mềm order trên Android không chỉ giúp chủ nhà hàng  quản lý nhiều công việc theo một quy trình tự động và chuyên nghiệp, tối ưu năng suất của nhân viên. tiết kiệm được rất nhiều chi phí thuê nhân công đắt đỏ. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy nghi ngại, tham khảo thêm TẠI ĐÂY để có thể lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho cửa hàng của bạn.
 

 

 

 

Chuyên mục:Cẩm nang

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.