Những dấu hiệu báo động trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh

18/12/2018 18:13:54 Để lại bình luận

Hầu hết người kinh doanh thường chỉ chuyên tâm vào việc bán hàng và cách sinh lợi nhuận mà quên đi những con số trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Không phải lúc nào cũng rõ ràng nhưng dựa vào con số dưới đây, chủ cửa hàng sẽ sớm nhận ra được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh.

Để sớm phát hiện được những dấu hiệu bất thường thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, chủ cửa hàng cần có những kiến thức cơ bản cách đọc và hiểu về các loại báo cáo. Trong một báo cáo tiêu chuẩn sẽ có số liệu mà nhiều người quan tâm như doanh thu, lợi nhuận, thu chi các loại phí.

con số trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh là cảnh báo trung thực nhất

Con số trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh là cảnh báo trung thực nhất

Bên cạnh đó, còn những báo cáo khác, cũng cần được chú ý không kém như hàng hóa, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên,… hay các kênh bán hàng. Những phần này sẽ cung cấp những thông tin vô cùng có giá trị để bạn có thể thấy được hiện trạng của một cửa hàng.

1. Con số Doanh thu trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh liên tục giảm dần

Dấu hiệu báo động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất khi đọc báo cáo khi đọc báo cáo kinh doanh là con số doanh thu sụt giảm liên tục, tháng sau kém hơn tháng trước. Điều này thể hiện việc kinh doanh của cửa hàng không tốt.

Nhiều chủ cửa hàng lựa chọn các biện pháp cắt giảm chi phí, thậm chí cắt giảm nhân viên để bù đắp vào doanh thu. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp ngắn hạn, về lâu dài chủ cửa hàng cần sớm điều chỉnh lại cách thức, phương hướng kinh doanh.

2. Mục “Chi phí khác” lớn một cách bất thường

Mỗi cửa hàng có thể sẽ dùng mẫu báo cáo thu chi tiền mặt hay tín dụng khác nhau, nhưng thường bao gồm 2 khoản chính là: Chi phí và Chi phí khác. Chi phí là những khoản phát sinh ra trong quá trình bán hàng.

Còn Chi phí khác là những khoản chi nằm ngoài việc bán hàng nhưng cần thiết để duy trì hoạt động của cửa hàng. Nếu những khoản “Chi phí khác” này trở lên lớn bất thường chủ cửa hàng cần xem xét nguyên nhân bắt nguồn từ đâu. Từ đó, bạn có thể dự đoán xem được các khoản “Chi phí khác” này có tiếp tục tăng trong tương lại hay không để có những quyết định thật đúng đắn.

3. Phần trăm lợi nhuận thuần giảm dần

Cũng như Chi Phí, Lợi nhuận được chia ra làm nhiều loại, bao gồm: Lợi nhuận kinh doanh, Lợi nhuận gộp về bán hàng và Lợi nhuận thuần. Tuy nhiên, Lợi nhuận thuần mới là con số cuối cùng mà chủ cửa hàng cần quan tâm. Bởi lợi nhuận thuần chính là khoản tiền cuối cùng mà chủ cửa hàng nhận được khi Doanh thu bán hàng trừ đi tất cả các khoản chi phí khác.

Phần trăm lợi nhuận ngày càng giảm dầnPhần trăm lợi nhuận ngày càng giảm dần

Phần trăm lợi nhuận thuần chính là một tiêu chuẩn để người làm ăn đánh giá khả năng sinh lời của cửa hàng. Cửa hàng của bạn kinh doanh tốt, mang về doanh thu lớn nhưng phần trăm lợi nhuận thu về quá thấp cũng là một dấu hiệu cần lưu ý.

4. Tiền vốn hàng hóa tăng lên

Tiền vốn của một sản phẩm hay dịch vụ còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Chi phí chuyển hàng, chi phí nhập hàng,... Khi những khoản chi phí này trong bảng báo cáo tăng đột ngột cũng là một dấu hiệu cảnh báo nhắc nhở chủ cửa hàng cần tìm hiểu để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, Tiền để lưu trữ một sản phẩm trong kho là một khoản tiền không sinh lời. Chính vì vậy, Chi phí tồn kho dù được tính là một loại “Chi phí khác” nhưng cũng gián tiếp ảnh hưởng đến giá vốn hàng hóa. Điều quan trọng là cân đối, trữ lượng hàng hóa trong kho vừa phải,  quá nhiều sẽ gián tiếp làm giảm lợi nhuận, quá ít sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

5. Tổng Kết

Đọc và hiểu bảng báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng là kỹ năng cần thiết mà bất kỳ chủ cửa hàng nào cũng cần biết. Tìm hiểu ý nghĩa của con số sẽ giúp bạn sớm nhận ra được những dấu hiệu báo động để có đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của cửa hàng.

Ngoài ra, mỗi con số trong mỗi mẫu báo cáo bán hàng hàng ngày, thu chi hàng tháng,… cũng chỉ thể hiện được một khía cạnh hoạt động của cửa hàng. Chủ cửa hàng không nên chỉ xem một vài con số rồi kết luận mà cần kết hợp các chỉ số phân tích thì mới có đánh giá chính xác nhất.

Chuyên mục:Cẩm nang

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.