Mô hình kinh doanh FnB tiềm năng 2023 thu lợi nhuận cao

06/01/2023 09:40:24 Để lại bình luận

“Trải nghiệm”, “thưởng thức” & “khám phá” là ba cụm từ chính xác nhất để nói về nhu cầu của khách hàng hiện nay. Chính vì vậy mô hình kinh doanh FnB cũng được phát triển và nâng cấp dựa trên các xu hướng này. FnB là ngành được đánh giá là có tiềm năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế năm 2023. Cùng KiotViet điểm qua một số mô hình kinh doanh FnB tiềm năng, giúp chủ quán “ăn nên làm ra” trong bài viết dưới đây. 

Mo hinh kinh doanh FnB 2023

1. FnB là gì? 

FnB là viết tắt của cụm từ Food and Beverage, hiểu đơn giản là ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống. FnB bao gồm các loại hình dịch vụ ăn uống như: cafe, quán ăn, nhà hàng, quán trà sữa, karaoke,... từ bình dân đến cao cấp. Chính vì vậy đây là ngành kinh doanh đa dạng loại hình & có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất ở trong thời kỳ “bình thường mới” 2023. 

2. Xu hướng của ngành FnB năm 2023

Theo thống kê, ngành FnB đã đóng góp 15,8% vào tổng GDP quốc gia (năm 2021). Tổng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 35% chi tiêu. 
Bên cạnh đó, mức chi tiêu của người dân cho các dịch vụ ăn uống cũng nằm ở mức cao với hơn 360 USD/Tháng. Đây là con số cao hơn so với các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia.
Giới chuyên gia dự báo, trong các quý tới, giá các nguyên vật liệu đầu vào chính có xu hướng điều chỉnh giảm. Do đó, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sẽ có cơ hội tăng lên hoặc duy trì khả năng phục hồi vào năm 2023. 
Đặc biệt, ngành FnB Việt Nam được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. Những dịch vụ ăn uống sẽ được mở cửa rộng rãi nhờ các chính sách kích cầu du lịch, thu hút du khách. Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành FnB nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh ngành nói riêng. 

Cùng điểm qua một số xu hướng của ngành FnB 2023: 

Kinh doanh hướng đến đối tượng trẻ 
Dân số Việt Nam trẻ, năng động, thông minh và thích ứng nhanh. Ước tính đạt 105 triệu người vào năm 2030. Khách hàng có độ tuổi từ 16 đến 30 chiếm 25% dân số cả nước. Đây cũng là khách hàng mục tiêu, thường xuyên sử dụng dịch vụ và chi mạnh tay cho các dịch vụ ăn uống ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Chính vì vậy, kinh doanh hướng đến đối tượng trẻ là xu hướng và chiến lược các nhà hàng cần đẩy mạnh trong năm 2023. 

Ưu tiên sử dụng thực phẩm, đồ uống tốt cho sức khỏe 
Người tiêu dùng đang có xu hướng & thói quen chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc đảm bảo. Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cần nắm bắt nhanh xu hướng này để lên kế hoạch bán những sản phẩm có thành phần tự nhiên, giàu dinh dưỡng có công dụng cải thiện sức khỏe, vóc dáng, làn da,...Một số thương hiệu đã nắm bắt xu hướng này ngay từ năm 2022 như The Coffee House với dòng trà Hi-Tea Healthy, các nhà hàng thực dưỡng, thuần chay cũng được mở rộng và phát triển trong thời gian vừa qua. 

Thanh toán không tiền mặt 
Với tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, các phương thức thanh toán cũng được chuyển đổi và cải tiến hơn với mục tiêu mua sắm không tiền mặt. Người tiêu dùng đã quen thuộc với các phương thức thanh toán thay thế tiền mặt hiện đại và nhanh chóng hơn như: chuyển khoản, quẹt thẻ, quét mã QR code với sự nhanh chóng và chính xác tuyệt đối. Đây cũng là mục tiêu chuyển đổi của nhiều nhà hàng, quán ăn, cafe, trà sữa và các loại hình kinh doanh khác giúp tăng tốc thanh toán và bán hàng hiệu quả hơn. 

mo hinh kinh doanh fnb 2023

Xem thêm: KiotViet hợp tác cùng Napas mang đến giải pháp bán hàng, thanh toán hiệu quả

Bảo vệ môi trường được chú trọng 
Các thương hiệu, nhãn hàng cũng cần quan tâm hơn đến yếu tố môi trường, điều được truyền thông mạnh mẽ và được người tiêu dùng ý thức cao hơn trong những năm gần đây. Bảo vệ môi trường không phải xu hướng mới, nó đã được rất nhiều nhãn hàng “theo đuổi” và đầu tư sản xuất, thiết kế bao bì “xanh”, không sử dụng nilon giúp nâng cao ý thức cộng đồng. Thực tế cho thấy, các nhãn hàng đề cao việc bảo vệ môi trường nhận được rất nhiều sự ủng hộ và quan tâm của người tiêu dùng & sử dụng dịch vụ ăn uống. 

Giao đồ ăn vẫn rất được ưa chuộng
Dịch vụ giao đồ ăn đã trở nên phổ biến từ năm 2015 với sự ra mắt của ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến Now (nay là Shopee Food) với nhiều ưu điểm về sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Trong những năm dịch Covid bùng nổ, xu hướng này càng trở nên mạnh mẽ hơn do hàng loạt các chính sách như giãn cách xã hội, đóng cửa hàng quán. Trong thời kỳ hồi phục lại sau dịch, xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt với những ưu điểm về sự tiện lợi, đây vẫn là hình thức mua hàng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để tiết kiệm thời gian. 

3. Những mô hình kinh doanh FnB được dự đoán tạo nên trào lưu trong năm 2023

3.1 Mô hình Take Away 

Take Away là mô hình quán ăn, đồ uống chỉ bán mang đi với mặt bằng diện tích nhỏ. Tưởng chừng như mô hình này sẽ hạ nhiệt khi dịch covid kết thúc nhưng thực tế cho thấy, đại dịch vừa qua đã tạo nên thói quen mua đồ ăn, đồ uống mang đi cho nhiều người tiêu dùng, vừa chủ động, vừa tiết kiệm thời gian. Nổi bật trong mô hình take away phải kể đến thương hiệu Phúc Long với hệ thống cửa hàng Phúc Long Kiosk trong các siêu thị WinMart+ với mục đích tận dụng hệ sinh thái và khách hàng của chuỗi siêu thị nổi tiếng này đồng thời tối ưu chi phí đầu tư mặt bằng, cơ sở vật chất như chuỗi cửa hàng Flagship lớn.
Các cửa hàng bán online, startup có thể bắt đầu với mô hình Take Away với sự đầu tư và chú trọng vào chất lượng sản phẩm, thời gian ra món cần nhanh chóng, bao bì chất lượng và đẹp mắt để có thể kinh doanh hiệu quả. 

mo hinh kinh doanh take away

3.2 Mô hình Self Service - Tự phục vụ

Thay vì phải tuyển nhiều nhân viên phục vụ làm các công việc như order, tính tiền, thanh toán, lên đồ cho khách,...2023 là năm lên ngôi của việc sử dụng công nghệ và phát triển mô hình kinh doanh tự phục vụ thay vì phục vụ tại bàn. Mô hình này đã giúp nhiều nhà hàng gia tăng trải nghiệm khách hàng với những cách thức gọi món mới lạ, tiết kiệm chi phí thuê nhân viên và tăng năng suất phục vụ của cửa hàng. 
Để có thể áp dụng được mô hình tự phục vụ trong cửa hàng, các chủ quán có thể sử dụng giải pháp Menu điện tử cho phép khách hàng quét mã QR và gọi món tại bàn, các bảng điện tử hướng dẫn các bước từ chọn món, thanh toán và lấy đồ nhanh chóng, thẻ rung giúp khách hàng có thể nhận thông báo và tự lấy đồ tại quầy. 

mo hinh kinh doanh tu phuc vu
Tham khảo ngay giải pháp menu điện tử của KiotViet: 

Tìm hiểu ngay: Tạo menu điện tử chỉ trong 30 giây

3.3 Mô hình All-in-shop

Mô hình All-in-Shop được hiểu là nhiều mô hình tiện ích khác nhau quy tụ tại một địa điểm. Mô hình này không mới và đã được nhiều chuỗi cửa hàng lớn áp dụng như các cửa hàng điện thoại, điện máy trong trung tâm thương mại lớn hay FPT Retail mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu bên cạnh FPT Shop chuyên bán các sản phẩm điện máy. Tuy nhiên, về mặt hiệu quả, với thói quen của khách hàng “gạt chân chống - thanh toán tiền và đi” thì những mô hình này chưa thực sự mang lại hiệu quả vì người tiêu dùng có thói quen dự tính sẵn các sản phẩm cần mua và dường như không có nhu cầu để tham khảo các sản phẩm khác đặc biệt là các sản phẩm có giá trị cao và cần thời gian cân nhắc. 
Tuy nhiên, với ngành FnB, mô hình này lại rất có tiềm năng do giá trị của sản phẩm không quá lớn, dễ mua, dễ bán. Mô hình All-in-Shop cũng được tập đoàn Masan đưa vào hoạt động vào nửa cuối năm 2022 với tiện ích: ngân hàng, nhà thuốc Phano, siêu thị thực phẩm, đồ uống Phúc Long gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng. 

mo hinh all in shop

Mô hình All-in-shop tại chuỗi WinMart+

3.4 Mô hình One-stop Dining

Mô hình One-Stop Dining là mô hình nhà hàng kết hợp cafe. Tại đây, khách hàng có thể vừa thưởng thức những món ăn mặn, đồ ngọt cũng như thức uống tại một không gian đề cao sự thoải mái, nơi mà tất cả các nhu cầu của họ đều được đáp ứng mà không cần phải di chuyển quá nhiều. 
Ví dụ đơn giản, một nhóm bạn hẹn nhau ăn trưa tại nhà hàng và sau đó họ cần tìm một quán cafe để có thể trò chuyện trong nhiều giờ. Khi đó, không gian nhà hàng sẽ không làm họ cảm thấy thoải mái và họ phải di chuyển đến một quán cafe khác. Việc kết hợp cả hai loại hình vừa giúp họ tiết kiệm thời gian di chuyển, vừa giúp nhà hàng tăng doanh số nhờ số tiền chi tiêu của một khách hàng khi có thể dành thời gian cả ngày ở quán, vừa tiêu tiền cho đồ ăn, vừa tiêu tiền cho đồ uống. Mô hình kết hợp giữa nhà hàng - cafe là cả một “đại dương xanh” cho thị trường FnB năm 2023 bởi tốc độ khai thác loại hình này chưa thực sự mạnh mẽ nhưng lại được khách hàng ưa chuộng với nhu cầu cao. 

mo hinh nha hang ket hop cafe

3.5 Mô hình Farm to Table - Từ nông trại đến bàn ăn

“Từ nông trại đến bàn ăn” là mô hình được rất nhiều doanh nghiệp FnB theo đuổi với sự ưu tiên phát triển những giá trị bền vững và tích cực cho cộng đồng. Khi đó, thực khách sẽ hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc thực phẩm, đồ uống và họ sử dụng. Hơn thế, nhiều nhà hàng cũng để khách hàng của mình tự quan sát quá trình chế biến, hoàn thiện món ăn giúp nâng cao niềm tin và sự hài lòng với mỗi trải nghiệm dùng bữa trực tiếp. Mô hình này cũng giúp các chủ cửa hàng không còn phải lo nghĩ về nguồn nguyên liệu nhập khan hiếm hay giá cao nhờ những sản phẩm được sản xuất từ chính nông trại của mình. 
Nói về sự thành công của mô hình “Từ nông trại đến bàn ăn”, có thể kể đến một vài thương hiệu rất nổi tiếng trong ngành FnB như: Pizza 4P’s với nông trại hữu cơ khép kín, The Coffee House, Cafe Thái yên, Trung Nguyên Coffee, Phúc Long với những câu chuyện về hạt cafe, lá trà cũng như quy trình sản xuất “xanh” và “sạch” gây ấn tượng mạnh đối với thực khách yêu thích thường hiệu này. 

mo hinh tu nong trai den ban an

Có thể bạn chưa biết: 200.000 nhà kinh doanh đã sử dụng phần mềm KiotViet để quản lý và bán hàng dễ dàng hơn. 

Kết luận: Trên đây là những mô hình kinh doanh FnB có tiềm năng trở thành trào lưu năm 2023 các chủ quán, người trẻ khởi nghiệp có thể tham khảo và áp dụng trong hành trình chinh phục đỉnh cao ngành FnB những năm tiếp theo. Dù triển khai theo mô hình nào thì chân lý giúp người kinh doanh dịch vụ ăn uống luôn đứng vững và tồn tại lâu dài trên thị trường là tập trung cải thiện và gia tăng lợi ích cho khách hàng nhờ những giải pháp tiên tiến và vượt trội hơn. 
 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.