Dropshipping là gì? Có nên kinh doanh mô hình dropshipping?

22/06/2021 16:48:32 Để lại bình luận

Dropshipping - thuật ngữ không còn xa lạ, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, dropshipping là gì, ưu nhược điểm của mô hình dropshipping như thế nào không phải ai cũng hiểu rõ. Cùng KiotViet làm rõ trong bài viết dưới đây nhé!

dropshipping là gì

Dropshipping là gì? Ưu - nhược điểm của mô hình sropshipping?

1. Dropshipping là gì?

Dropshipping là gì? Dropshipping (hay Dropship) là một thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa là bán hàng nhưng BỎ QUA khâu vận chuyển. Rất đơn giản, bạn làm mọi việc để thu hút khách hàng mua hàng, nhưng bạn không cần phải mua trữ hàng sẵn và việc vận chuyển hàng hoá đến với khách hàng do đối tác (nhà sản xuất, kho xưởng, kho sỉ, đại lý..) thực hiện.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Dropshipping và các mô hình bán lẻ truyền thống là người bán không cần kho hoặc không có hàng tồn kho. Thay vào đó, khi có đơn đặt hàng của khách, chủ shop sẽ gửi thông tin cho đối tác, và bạn sẽ ăn hoa hồng chiết khấu. 

2. Ưu, nhược điểm của mô hình dropshipping

2.1. Ưu điểm của dropshipping

Không cần nhiều vốn: Lợi thế nhất của dropshipping đó chính là có thể bán hàng online mà không cần vốn. Nếu kinh doanh theo hình thức truyền thống, bạn sẽ cần đầu tư chi phí để nhập hàng sẵn về. Nhưng với mô hình dropshipping, bạn không cần phải nhập hàng sẵn về trừ khi khách hàng tiến hành đặt đơn và thanh toán trên shop của bạn.
Dễ dàng để bắt đầu: Khi không cần đối mặt với sự chuẩn bị về tiền vốn, kho hàng và số lượng hàng hóa, không cần đóng gói và vận chuyển đơn hàng, bạn sẽ dễ dàng thiết lập một shop bán hàng online và đưa shop vào hoạt động ngay lập tức.
Linh hoạt địa điểm và thời gian: Kinh doanh với mô hình dropshiping, bạn có thể di chuyển bất cứ đâu mà vẫn có thể bán được hàng, miễn rằng chiếc smartphone hay laptop của bạn được kết nối internet. Tư vấn cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Cập nhật đơn hàng với nhà sản xuất, kho xưởng, đại lý dễ dàng.
Không cần lo lắng hàng tồn: Trong kinh doanh, hàng tồn bao giờ cũng là mối lo ngại của bất kỳ một người làm chủ nào. Nhưng với dropshipping, do bạn không cần phải nhập sẵn hàng hóa, nên bạn không cần phải bận tâm về hàng tồn nữa. 
Rủi ro thấp: Nếu shop bạn chưa bán được sản phẩm, bạn không cần lo lắng về sản phẩm. Nếu như bạn dừng bán sản phẩm, bạn cũng không bị lỗ vốn tiền hàng tồn.
Dễ dàng mở rộng quy mô: Nếu như kinh doanh truyền thống, bạn muốn phát triển, mở rộng quy mô, bạn cần chuẩn bị cả tiền tài lẫn nhân lực để có thể đầu tư: mặt bằng, kho bãi, chi phí nhân công,.. Nhưng với mô hình dropshipping, mọi hoạt động đều do nhà cung cấp xử lý, nên bạn dễ dàng mở rộng kinh doanh bằng việc bán hàng đa kênh, tìm kiếm thêm các sản phẩm để mở rộng thị trường ngách.
Chi phí quản lý thấp: Vì bạn không cần phải đầu tư mặt bằng, kho xưởng, hàng lưu kho, nên tiết kiệm được rất nhiều, chi phí quản lý của bạn khi này khá thấp. 

Xem thêm: Top 4 nguồn hàng dropshipping chủ shop không thể bỏ qua

dropshipping là gì

2.2. Nhược điểm

Tuy rằng có rất nhiều ưu điểm, nhưng Dropshipping cũng có những mặt hạn chế nhất định, đó là:
Lợi nhuận thấp: Lợi nhuận thấp chính là nhược điểm lớn nhất của mô hình kinh doanh dropshipping. Vì có tính cạnh tranh cao, khi có quá nhiều người bắt đầu với mô hình này, khách hàng sẽ so sánh giá các sản phẩm mà bạn bán. Và hơn nữa, bạn chỉ được ăn chênh lệch hoa hồng, nên lợi nhuận/sản phẩm cũng không thể cao như bạn đăng ký làm đại lý, đầu tư vốn để nhập sẵn hàng.
Khó khăn về nguồn hàng: Khó để tìm nhà phân phối tốt, cung cấp cho bạn nguồn hàng ổn định với giá cả hợp lý.
Vận chuyển phức tạp: Vấn đề vận chuyển sẽ là rất khó khăn khi bạn có quá nhiều nhà cung cấp. Bạn cũng khó kiểm soát được tình trạng đơn hàng của khách đang như nào. Vẫn cũng sẽ có những nhà cung cấp họ cho phép bạn tham gia vào hệ thống để nắm bắt được trạng thái vận đơn, nhưng không phải ai cũng có thể hỗ trợ công nghệ cho bạn.
Lỗi từ nhà cung cấp: Đây là lỗi khá phổ biến mà bạn vẫn phải chịu trách nhiệm. Ngay kể cả những đơn vị dropshipping tốt nhất vẫn phạm phải những sai lầm khi hoàn thành một đơn hàng: lỗi vận chuyển chậm,mất hàng,đóng gói hàng chưa tốt, lỗi chất lượng sản phẩm. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới bạn, vì khách hàng đặt mua sản phẩm của bạn.

Xem thêm: Kinh doanh droshipping trên shopee không cần vốn 

 

3. Có nên kinh doanh mô hình dropshipping?

Mô hình nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Dropshipping là mô hình kinh doanh cũng tương đối mới tại Việt Nam. Với những bạn ít vốn, ít kinh nghiệm, hay những bạn đam mê kinh doanh nhưng chưa biết lựa chọn sản phẩm nào thì có thể thử kinh doanh dropshipping. Rủi ro không lớn, chỉ cần đầu tư thời gian và công sức là có thể có thêm thu nhập cho mình rồi.
Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn cho mình cách kiếm tiền online, thì cũng hãy cứ mạnh dạn thử để biết được khả năng phù hợp nhé!

 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.