5 xu hướng thương mại điện tử hứa hẹn bùng nổ trong năm 2022

30/03/2022 17:45:44 Để lại bình luận

Trong năm 2021, để thích ứng linh hoạt và vượt qua đại dịch covid, người kinh doanh đã lựa chọn liên kết và đẩy mạnh hoạt động bán hàng trên các sàn TMĐT. Sàn thương mại điện tử Lazada đã phối hợp cùng các chuyên gia đưa ra 5 xu hướng thương mại điện tử sẽ lên ngôi trong năm 2022. Cùng KiotViet phân tích và tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

5-xu-huong-TMĐT-2022

1. Những con số ấn tượng ngành TMĐT năm 2021

 Làn sóng Covid lần thứ 4 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nhiều shop bán hàng phải đóng cửa. 
Tuy nhiên, trong bức tranh ảm đạm mùa dịch đó, chúng ta vẫn thấy một màu sắc tươi sáng nổi bật của ngành thương mại điện tử . Nhiều cột mốc tăng trưởng đáng chú ý, nhiều hình thức mua sắm mới và hứa hẹn ngày càng bùng nổ mạnh mẽ hơn trong tương lai gần. 
13 tỷ đô la mỹ 
Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đạt 13 tỷ đô la mỹ trong năm 2021. Con số này dự kiến tăng lên 39 tỷ năm 2025
8 triệu 
Người tiêu dùng mới ở Việt Nam tính riêng nửa đầu năm 2021
Khoảng 40% 
Người bán mới ở khu vực phi thành thị. Mua sắm trực tuyến đang dần phổ biến hơn ở các khu vực tỉnh lân cận, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho TMĐT Việt Nam. 
84% và 4,5 triệu 
Năm 2021, 84% người thuộc Thế hệ X và 4,5 triệu người tiêu dùng mới ở các khu vực phi thành thị đã tham gia mua sắm trên các nền tảng TMĐT ở Việt Nam. Nhiều người tiêu dùng lớn tuổi và ở khu vực phi thành thị ngày càng cởi mở hơn với TMĐT.
53% 
Người tiêu dùng thừa nhận rằng mua sắm hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần thói quen của họ. Ngành hàng bách hóa phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng TMĐT.

bao-cao-so-luong-dich-vu-so-nguoi-tieu-dung-su-dung-trong-dai-dich

Xem thêm: Giải pháp bán hàng trên sàn TMĐT

2. 5 xu hướng thương mại điện tử 2022 người kinh doanh nên nắm bắt

2.1 Social Commerce (Thương mại tương tác)

Trong khuôn khổ của những hoạt động thích ứng linh hoạt với dịch Covid 19, các hình thức kết nối, giải trí, tương tác trực tuyến cũng phát triển và được đón nhận rộng rãi. Đặc biệt là hình thức mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment). Đây trở thành hoạt động bán hàng hiệu quả được nhiều gian hàng online phát triển mạnh. 
Một ví dụ nổi bật, một phiên livestream của Lazada trong Lễ hội mua sắm 9.9 năm 2021 tạo ra doanh thu 700 triệu đồng chỉ trong 2 giờ, hay doanh số bán hàng từ livestream trên Lazada trong ngày 12.12 tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, người bán hàng gặp phải thách thức khi phải cạnh tranh trực tiếp với hàng trăm nha bán hàng livestream cùng khung giờ. Có chiến lược thúc đẩy và thu hút khách hàng hiệu quả sẽ giúp nhãn hàng tăng doanh số vượt trội và hiệu quả hơn. 

2.2 Người dùng sáng tạo nội dung

Sự phát triển của thương mại tương tác đặt vấn đề đòi hỏi người dùng khai thác những nội dung sáng tạo hơn. Làn sóng này được nhận thấy rõ rệt nhất thông qua sự bùng nổ nội dung đánh giá (review) sản phẩm được mua từ các sàn TMĐT trên các mạng xã hội như TikTok, Facebook hay Instagram. Các nội dung đánh giá sản phẩm - dịch vụ này thường ngắn gọn, trực tiếp chỉ ra những điểm mạnh của sản phẩm - dịch vụ. Từ đó, những khách hàng tiềm năng đang trong quá trình cân nhắc mua sắm sẽ tiếp cận với thông tin nhanh chóng và rút ngắn thời gian quyết định.

Chính vì vậy, để tăng trưởng doanh thu nhanh chóng, nhà bán hàng nên khuyến khích người dùng, khách hàng của mình nhận xét, review sản phẩm bằng những ưu đãi hấp dẫn, từ đó gia tăng được sự uy tín và giúp khách hàng có niềm tin với sản phẩm. 

nguoi-dung-tu-sang-tao-noi-dung

2.3 Mua sắm đa kênh

Theo báo cáo từ Deloitte, bách hóa trực tuyến là ngành duy nhất duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định kể từ khi xuất hiện dịch Covid tại Việt Nam. Hơn 50% người tiêu dùng giảm tần suất đến siêu thị, chợ truyền thống và thay đổi sang hình thức mua sắm trực tuyến. Các hệ thống siêu thị, nhà bán lẻ cũng phát triển kênh mua sắm trực tuyến qua app, website, trang TMĐT,...

Mua sắm đa kênh tương tự như một hành trình mua sắm liền mạch của khách hàng mà trong đó, có rất nhiều điểm chạm thương hiệu người bán cần quan tâm và có kịch bản chuẩn bị kỹ lưỡng. 

Trước bán cần giao diện app mượt mà, thông minh và thân thiện. Trong quá trình vận chuyển cần sự chuyên nghiệp, tận tâm, tinh tế. Sau bán cần chăm sóc, xử lý vấn đề của khách hàng một cách chuyên nghiệp. Để hoàn thiện hành trình này, các sàn TMĐT là sự lựa chọn thức thời, thông minh và hiệu quả. 

mua-sam-da-kenh

2.4 Đồng bộ dữ liệu người dùng đa kênh

Yếu tố quan trọng đi song song bên cạnh giá bán và chất lượng sản phẩm đó là trải nghiệm khách hàng. Các nhãn hàng đều tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng với định hướng đồng bộ dữ liệu người dùng trên đa kênh, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để thu thập thông tin và cá nhân hóa dịch vụ; từ đó đề xuất danh mục sản phẩm tìm kiếm, dịch vụ, ưu đãi, quản lý đơn hàng… phù hợp với sở thích và mong muốn của khách hàng.

Đây là lợi thế lớn từ các sàn TMĐT mà các doanh nghiệp cần tận dụng để nâng cao trải nghiệm trong toàn bộ hành trình mua sắm của khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

2.5 Đa dạng phương thức thanh toán 

Hiện tại, hình thức thanh toán COD (thanh toán khi nhận hàng) vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, số liệu cho thấy tỷ lệ thanh toán COD cũng đã giảm từ 86% xuống 78% trong năm 2021. 

Giai đoạn thanh toán hay còn gọi là "điểm chi tiền" trong hành trình mua sắm của khách hàng đóng vai trò cốt lõi. Họ sẽ nhanh chóng "bỏ cuộc" nếu không tìm thấy giải pháp thanh toán phù hợp hoặc gặp phải những tình huống lỗi hệ thống. Vì vậy, bên cạnh hợp tác với những đối tác thanh toán, ngân hàng thì việc cộng tác cùng các nền tảng TMĐT là một lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp để tăng cường đa dạng hóa giải pháp thanh toán mà vẫn đảm bảo an toàn với tính bảo mật cao.

Để thúc đẩy thanh toán trực tuyến, các sàn TMĐT, app mua sắm đều xây dựng các chương trình khuyến mại, mã giảm giá dành riêng cho khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt. 

da-dang-hinh-thuc-thanh-toan

Để kinh doanh thành công trên các sàn thương mại điện tử, hãy nắm bắt kịp thời 5 xu hướng đã được các chuyên gia nhận định trên. Bên cạnh đó, để bán hàng trực tuyến hiệu quả, nhanh chóng và chính xác hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. 

Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng online nhiều seller sử dụng nhất

   Tài liệu tham khảo: Báo cáo toàn cảnh ngành TMĐT Việt Nam

                                                                                                                                                                                                                                                                                                               
 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.