Văn khấn giao thừa năm Giáp Thìn 2024 chuẩn nhất cho dân kinh doanh

15/02/2024 10:56:06 Để lại bình luận

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng tiễn năm cũ và chào đón năm mới đến. Vào ngày này, người người, nhà nhà đều sửa soạn mâm cúng giao thừa và văn khấn để cầu mong những đều tốt đẹp, may mắn sẽ đến trong năm mới. Dưới đây là cách cúng giao thừa và văn khấn chuẩn nhất dành cho dân kinh doanh. 

van khan giao thua

Sửa soạn mâm cúng giao thừa gồm những gì?

Mâm cúng gioa thừa của mỗi vùng miền sẽ có những món ăn, cách cúng khác nhau. Dưới đây là một số mâm cúng giao thừa đặc trưng của 3 vùng miền: 
• Mâm cúng giao thừa Miền Bắc
Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là: Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà, Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.
• Mâm cúng giao thừa Miền Trung
Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như: Đĩa dưa món, Đĩa giò lụa, Đĩa thịt đông, Đĩa gà bóp rau răm, Đĩa chả, Đĩa thịt heo luộc, Dưa giá, Bát măng khô ninh, Bát miến, Đĩa cá chiên, Đĩa ram…

• Mâm cúng giao thừa Miền Nam
Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Cụ thể, mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm: Canh măng tươi, Canh khổ qua nhồi thịt, Thịt kho hột vịt, Gỏi tôm thịt, Chả giò, Dưa món, Củ kiệu, Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm…

Xem thêm: Xem ngày giờ xuất hành đầu năm 2024 cho dân kinh doanh để gặp may mắn, tài lộc

Cúng giao thừa vào giờ nào? 

Lễ cúng Giao thừa sẽ thường được thực hiện vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới vào dịp Tết Nguyên đán, cụ thể là cử hành từ 23 giờ đến 1 giờ sáng.
Năm nay ngày 30 Tết sẽ rơi vào thứ 6 tức nhằm ngày 9 tháng 2 năm 2024 theo lịch dương, mọi người sẽ cúng tất niên vào ngày này. Mọi người sẽ phải chuẩn bị đồ cúng, đọc các bài khấn Giao thừa và sau khi đã cúng xong thì các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy ăn cơm cúng.

Văn khấn giao thừa năm 2024 chuẩn nhất cho dân kinh doanh

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần
Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần
Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị tiên linh
Nay phút giao thừa năm cũ… với năm…
Chúng con là: (Tên cửa hàng)… Tên chủ cửa hàng:….. Sinh năm:……
Ngụ tại số nhà… Ngõ… Xã/Phường… Quận/Huyện… Tỉnh/Thành phố…

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật - Thánh, dâng hiến Tôn Thần, tiến cúng tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính Thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Xem thêm: Top 10 ngôi đền chùa cầu tài lộc người kinh doanh nên đến đầu năm mới

5 điều kiêng kỵ và nên làm khi cúng giao thừa để cả năm may mắn

Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.
Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất. Mặc dù có thể tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng gia đình để chuẩn bị mâm cúng cho hợp lý tuy nhiên, cũng không nên chuẩn bị quá sơ sài bạn nhé.
Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,...
Bên cạnh đó, vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ đồ vật...
Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm người xưa cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, đồng thời khiến cả năm gặp điều không may.

BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG

Cúng giao thừa có ý nghĩa rất linh thiêng, tổng kết một năm cũ trôi qua và chào đón năm mới với nhiều điều mới mẻ. Vì thế hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng và cẩn thận cho lễ cúng này để có một năm mới trọn vẹn, may mắn chủ shop nhé.

Nguồn: Sưu tầm & tổng hợp

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.