Phương Pháp Tính Giá Vốn & Giá Bán Trong Kinh Doanh Đồ Uống Đảm Bảo Có Lãi

07/07/2023 11:10:00 Để lại bình luận

Để việc kinh doanh có lãi, việc cân đối các ngân sách là vô cùng quan trọng. Chủ quán cafe cần phải thống kê giám sát kỹ lưỡng giá vốn và giá bán từng loại đồ uống để bảo vệ lợi thế cạnh tranh đồng thời mang lại doanh thu cao cho quán. 

kinh-doanh-do-uong

Định giá menu là gì? Lợi ích mà việc định giá menu mang lại?

Giá menu chính là giá bán của mỗi món hàng hóa như sản phẩm, món ăn hay đồ uống.,… của các cửa hàng, nhà hàng, quán cafe. Việc định giá menu của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giá nguyên vật liệu, tiền lương nhân công, chi phí marketing và rất nhiều chi phí khác. Do đó, trong quá trình quản lý, chủ kinh doanh cần phải tính toán và điều chỉnh menu sao cho hợp lý và phù hợp với từng thời điểm khác nhau. Điều này nhằm đảm bảo lợi nhuận cho cơ sở kinh doanh của mình. Vậy việc định giá menu mang lại cho chủ kinh doanh những lợi ích gì? 

Có thể thấy, việc định giá menu một cách chính xác mang lại những lợi ích như:

  • Quản lý các chi phí nhập hàng hay mua nguyên vật liệu của cơ sở kinh doanh.
  • Định giá sản phẩm kinh doanh phù hợp với thị trường và có giá cạnh tranh với các đối thủ.
  • Căn cứ giá bán sản phẩm để xây dựng các chương trình khuyến mãi, các voucher giảm giá để thu hút khách hàng.
  • Kiểm soát các khoản chi phí để phân bổ và điều chỉnh nguồn vốn, giúp quản lý dòng tiền một cách hiệu quả.
  • Chủ kinh doanh theo dõi được tình hình lỗ, lãi của cơ sở kinh doanh.

Xem thêm: 6 Lợi Ích Của Hệ Thống POS Trong Quản Lý Quán Cafe

Cách tính giá vốn sản phẩm

kinh-doanh-do-uong

Quy đổi định lượng càng chính xác thì công việc tính giá cost của bạn càng đơn giản

Ngành kinh doanh đồ uống vốn là một ngành với nhiều đặc thù, mỗi một chủ quán đều phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để có thể xây dựng được một công thức giá vốn, giá bán phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. Tuy nhiên, dù cách tính có khách thế nào, bạn vẫn ghi nhớ một số lưu ý khi tính giá vốn cho sản phẩm của quán.

Hãy nhớ rằng, để có thể tính được giá vốn bám sát với thực tế vận hành - kinh doanh quán, không bị chênh lệch nhiều, hãy quy đổi định lượng của mọi nguyên liệu về cùng một đơn vị như ml, gram,... Lưu ý, nguyên liệu càng đặc, như siro, sốt, đường nước,... thì càng hao. Chẳng hạn như Đường nước Hàn Quốc có khối lượng 25kg, nhưng thực tế khi quy đổi định lượng, sản phẩm này có thể tích khoảng 18 lít. Vì thế, bạn cần quy đổi định lượng càng chính xác thì công việc tính giá cost của bạn càng đơn giản. 

Sau khi đã quy đổi định lượng, việc còn lại của bạn là tính giá vốn dựa trên định lượng nguyên liệu cần dùng trong công thức pha chế đồ uống. Tuy là cách tính đơn giản, nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát giá bán sau này. 

Cách tính giá bán sản phẩm 

Có nhiều cách để bạn định giá sản phẩm. Tuy nhiên trong bài viết này, HorecaVN sẽ hướng dẫn bạn 3 cách phổ biến nhất, được nhiều chủ quán vận dụng.

Cách 1: Định giá từ bên trong

Cách tính này sẽ giúp bạn định giá bán sản phẩm dựa trên giá vốn nguyên liệu. Thông thường, giá vốn của các món trong quán cà phê, trà sữa chiếm từ 20-25%, tối đa là 30% so với giá bán. Vì thế, bạn chỉ cần tính giá vốn (chi phí nguyên liệu) rồi chia cho 0.2, 0.25 hoặc 0.3 sẽ ra được giá bán dự kiến.

Ví dụ: Giá vốn nguyên liệu món cà phê đen là 5000đ, vậy giá bán dự kiến khi bạn tính giá vốn chiếm 20% giá bán sẽ là 5000/0.2 = 25000đ.

Cách 2: Định giá từ bên ngoài

Với cách tính này, bạn cần so sánh với đối thủ cạnh tranh và khả năng chi trả của khách hàng trong khu vực bạn kinh doanh. Nếu quán của bạn ở cùng khu vực có nhiều đối thủ cạnh tranh chất lượng, dịch vụ mọi thứ giống đối thủ thì mức giá bán sẽ tương đương với quán họ. 

Ví dụ: Nếu các quán khác trong khu vực bán cà phê đen 20.000đ thì bạn có thể sẽ phải cân đối giá bán của mình ở mức tương tự.

Cách 3: Kết hợp cả 2 cách trên

Khi kết hợp cả 2 cách tính trên, bạn cần phải dựa vào giá vốn, tỉ lệ giá vốn so với doanh thu, vừa so sánh với cả đối thủ cạnh tranh và khả năng chi trả để cân đối mức giá bán phù hợp nhất.

Lưu ý, với cả 3 phương pháp tính giá bán trên, bạn luôn cần cân đối với chi phí hoạt động - vận hành quán để không rơi vào tình cảnh lỗ vốn.

Xem thêm: Mẹo Giúp Quán Đông Khách Trong Những Ngày Ế Ẩm

6 loại chi phí tác động đến giá bán đồ uống mà chủ quán cần lưu ý 

kinh-doanh-do-uong

Bạn luôn cần cân đối với chi phí hoạt động - vận hành quán để không rơi vào tình cảnh lỗ vốn

  • Chi phí cố định: Tiền mặt bằng, thiết bị, dụng cụ, phần mềm quản lý nhà hàng & quán ăn.
  • Chi phí trực tiếp: Chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm như tiền mua nguyên vật liệu, gia vị, cốc nhựa, đũa thìa… bao gồm cả chi phí của hàng tồn hoặc hư hỏng.
  • Chi phí nhân công: Tiền lương thưởng trả cho nhân viên bếp, nhân viên pha chế, phục vụ, thu ngân, vệ sinh.
  • Chi phí dịch vụ: Các chi phí quảng cáo, marketing, xây dựng thương hiệu, sự kiện…
  • Chi phí phát sinh: Khấu hao mặt bằng, điện nước, thủ tục pháp lý, chi phi phí bán hàng.
  • Biến phí: Chi phí phát sinh khi có sự thay đổi về chất lượng đồ uống theo từng mùa. Ví dụ với đồ uống sinh tố khi trái cây khi trái vụ, giá nhập khá cao nên chủ quán cần thiết lập giá cao hơn với những loại đồ uống có nguyên liệu cố định.

Trong kinh doanh đồ uống, việc nắm rõ cách tính cost sẽ giúp quán của bạn dễ dàng cạnh tranh với đối thủ, tăng trưởng doanh thu bền bỉ, quản lý chi phí hiệu quả và phát triển tốt hơn trong tương lai.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.