Mức Thuế Phải Nộp Đối Với Hộ Kinh Doanh Nhà Hàng, Dịch Vụ Ăn Uống (Cập Nhật 2023)

05/09/2023 13:38:49 Để lại bình luận

Doanh thu của hộ kinh doanh nhà hàng không chỉ phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ thuế. Vậy mức thuế phải nộp đối với hộ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống trong năm 2023 là bao nhiêu? Hãy cùng Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

thue-dich-vu-an-uong

1.Thuế suất ngành dịch vụ ăn uống là gì?

Thuế VAT hay còn gọi là thuế GTGT, được đánh vào các sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Thuế VAT là thuế gián thu mà đối tượng phải nộp là người tiêu dùng cuối cùng phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế VAT ngành dịch vụ ăn uống là loại thuế mà người tiêu dùng dịch vụ ăn uống phải nộp trên mỗi hóa đơn sử dụng. Người kinh doanh dịch vụ ăn uống là người thu hộ và có nghĩa vụ phải nộp lại cho Cơ quan thuế.

Trên thực tế, thuế VAT là khoản thuế đối với việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong nước. Do đó, các loại hàng hóa xuất khẩu sẽ được hoàn thuế VAT, nghĩa là người tiêu dùng ở nước ngoài không phải chịu thuế VAT. Đối với các ngành hàng và loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được quy định riêng về mức thuế suất phải nộp.

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 44/2023/NĐ-CP về giảm thuế GTGT 2%, kể từ 1/7/2023, mức thuế VAT đối với ngành hàng F&B sẽ được áp dụng mức thuế VAT là 8%. Nghị định 44 có hiệu lực thi hành đến 31/12/2023. Do vậy, trong trường hợp không có điều chỉnh, bổ sung tiếp tục triển khai Nghị định thì từ 1/1/2024, ngành hàng F&B sẽ trở về mức thuế 10%.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Hàng Hiệu Quả Cho Người Khởi Nghiệp

2. Mức thuế đóng với hộ kinh doanh ăn uống

Mỗi một mảng trong quá trình kinh doanh, buôn bán sẽ có những mức quy định thu thuế riêng. Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống sẽ là hình thức đóng thuế theo hình thức khoán. Tổng cộng số thuế các chủ nhà hàng cần phải đóng là 3: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên không phải trường hợp kinh doanh nhà hàng nào cũng cần phải đóng thuế. Nếu chủ nhà hàng đó có mức thu nhập dưới 100 triệu đồng trở xuống, nhà hàng họ sẽ được miễn thuế. Nếu chủ nhà hàng có mức thu nhập bình quân trên 100 triệu/năm sẽ phải đóng thuế theo quy định của pháp luật.

thue-dich-vu-an-uong

Kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống sẽ là hình thức đóng thuế theo hình thức khoán

3. Chi tiết cách tính đối với từng loại thuế cụ thể dành cho chủ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống

Thuế môn bài

Mức đóng thuế môn bài cũng sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân hàng năm của nhà hàng ít hay nhiều.

  • Nếu nhà hàng có doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm, thì mức nộp thuế là 300.000 đồng/năm.
  • Nếu doanh thu của nhà hàng từ trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm, thì mức đóng thuế là 500.000 đồng/năm.
  • Nhà hàng có mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm sẽ phải đóng thuế 1.000.000 đồng/năm.

Thuế môn bài quy định thời hạn đóng là chậm nhất ngày 30 tháng 1 năm sau thành lập hoặc bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh.

Tương tự cách thức đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cũng được tính toán dựa trên nền tảng nguồn thu nhập của nhà hàng. Hai mức thuế này cần phải có số liệu cụ thể và tùy từng trường hợp nhà hàng kinh doanh, nó không có khoản thu thuế quy định riêng.

Đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính toán một cách cụ thể hơn. Theo đó, hiện có hai công thức tính số thuế giá trị gia tăng và giá trị thu nhập cho các chủ nhà hàng phải thực hiện.

Xem thêm: Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống Có Được Giảm 2% Thuế VAT Từ 01/07/2023 Không? 

Thuế giá trị gia tăng

Số thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng ( tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng là 3% )

Trong đó doanh thu tính thuế giá trị gia tăng là bao gồm thuế của toàn bộ tiền của các dịch vụ, cung ứng trong kinh doanh nhà hàng. Đối với trường hợp nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn thì: Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế giá trị thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân (Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân là 1,5%).

Bên cạnh đó, các chủ nhà hàng cũng cần phải lưu ý thời hạn nộp thuế. Thời điểm thực hiện việc xác định cho nhà hàng bạn doanh thu tính thuế khoán của năm là 10 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu kinh doanh. Riêng với các doanh thu nộp thuế theo hình thức có hóa đơn, thì thời điểm hoàn thành việc xác lập thuế khoán là tại thời điểm mua hóa đơn trực tiếp qua tổng đài, người bán.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thuế suất kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống. Đây là một trong các ngành hàng chiếm tỷ trọng GDP lớn nhất cả nước, do vậy, chủ kinh doanh phải nắm rõ các loại thuế mà mình phải nộp để không bị vướng mắc trong quá trình kinh doanh.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.