Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám tư nhân cập nhật mới nhất 

06/12/2023 16:13:04 Để lại bình luận

Các hệ thống phòng khám tư nhân đang được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện lợi, nhanh chóng & chất lượng phục vụ, khám chữa bệnh rất tốt. Vậy để mở phòng khám tư nhân cần những thủ tục gì? 

thu tuc dang ky giay phep kinh doanh phong kham

1. Phòng khám tư nhân bao gồm những mô hình nào? 

Hiện nay, có một số mô hình phòng khám tư nhân phổ biến như sau: 
• Phòng khám chuyên khoa (Nội, ngoại, Răng - hàm - mặt, Da liễu, Tai - mũi - họng,...)
• Phòng khám đa khoa
• Phòng khám bác sĩ gia đình
• Phòng xét nghiệm
• Phòng chẩn trị y học cổ truyền 

Mã ngành đăng ký giấy phép phòng khám tư nhân: 
• 8610: Hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế;
• 8691: Hoạt động y tế dự phòng (ví dụ: phòng khám dự phòng);
• 8692: Hoạt động của hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng;
• 8620: Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa.

Xem thêm: Review top 5 phần mềm quản lý phòng khám nha khoa tốt nhất hiện nay

dang ky kinh doanh phong kham

2. Điều kiện để mở phòng khám tư nhân cập nhật 2023

Theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP, để cấp giấy phép hoạt động, một phòng khám tư nhân cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
• Có giấy phép kinh doanh phòng khám do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố cấp cho phòng khám.
• Có giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh.
• Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
• Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
• Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật có ít nhất là 36 tháng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
• Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất: Phòng khám cần có cơ sở vật chất phù hợp để cung cấp dịch vụ y tế. Điều này bao gồm không gian làm việc, phòng khám, phòng chờ, phòng xét nghiệm (nếu có), phòng phẫu thuật (nếu có), thiết bị y tế cần thiết và các thiết bị an toàn và vệ sinh phù hợp.
• Chứng chỉ và đào tạo chuyên môn: Các chuyên gia y tế trong phòng khám cần có giấy phép hành nghề và chứng chỉ đào tạo phù hợp. Điều này đảm bảo rằng họ có kiến thức, kỹ năng và đủ đạo đức nghề nghiệp để cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và an toàn.
• Tuân thủ các quy định y tế: Phòng khám cần tuân thủ các quy định y tế địa phương và quốc gia. Điều này có thể bao gồm tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh, quy trình y tế, quy định về báo cáo và ghi chép bệnh án, và quy định về xử lý chất thải y tế.
• Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Có thể yêu cầu phòng khám mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để bảo vệ chủ sở hữu phòng khám và bệnh nhân khỏi các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế.
• Đăng ký và xác nhận công ty hoặc doanh nghiệp: Phòng khám cần đăng ký và xác nhận công ty hoặc doanh nghiệp với cơ quan quản lý doanh nghiệp địa phương hoặc quốc gia. Điều này đảm bảo rằng phòng khám hoạt động theo quy định pháp luật và có trách nhiệm thuế phí đúng quy định.

dang ky kinh doanh phong kham

Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh spa, chăm sóc sắc đẹp

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập phòng khám tư nhân

• Mẫu đơn xin cấp phép hoạt động phòng khám tư nhân 
• Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám, chữa bệnh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài. 
• Chứng nhận hành nghề của cá nhân chịu trách nhiệm pháp lý của cơ sở kinh doanh. 
• Bản kê khai nhân viên hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh 
• Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế tại phòng khám 
• Bản chính điều lệ tổ chức và hoạt động.

Xem thêm: Mở salon tóc có cần đăng ký kinh doanh và nộp thuế không?

4. Quy trình thực hiện thủ tục mở phòng khám tư nhân  

Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ kinh doanh cần phải nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp tại Sở Y tế. 
• Nộp trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu tiếp nhận cho cơ sở kinh doanh. 
• Nộp qua đường bưu điện: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận phiếu hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. 

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và xử lý 
• Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận phải cấp giấy phép cho cơ sở hoạt động kinh doanh. 
• Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận. cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo điều chỉnh hồ sơ cho cơ sở đề nghị.

Bước 3: Nhận kết quả 
Sau khi hồ sơ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, cơ sở kinh doanh sẽ được cấp giấy phép hoạt động. Theo Thông tư 11/2020/TT-BTC, lệ phí xử lý hồ sơ là 4,3 triệu đồng. 

5. Một số văn bản pháp lý chủ kinh doanh phòng khám cần tìm hiểu

Để có thể hiểu đúng và thực hiện đúng các thủ tục, hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám, ngoài những thông tin bên trên, chủ kinh doanh nên tìm hiểu thêm các văn bản sau: 
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế. 

6. Kinh doanh phòng khám hiệu quả hơn với KiotViet 

Các hệ thống phần mềm quản lý đã tích hợp rất nhiều công nghệ mới giúp quá trình lưu trữ thông tin cũng như hoạt động vận hành, kinh doanh và quản lý phòng khám nha khoa trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. 
KiotViet là phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay với thiết kế giao diện chuyên biệt, tối ưu cho hơn 20+ ngành hàng khác nhau. Với những phòng khám nha khoa quy mô vừa và nhỏ, đây là giải pháp quản lý vô cùng hiệu quả, đơn giản, dễ dùng với chi phí được tối ưu nhất. Chỉ từ 6.000đ/ngày các chủ phòng khám nha khoa đã có thể sở hữu phần mềm quản lý phòng khám nha khoa với các tính năng hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian và vận hành kinh doanh hiệu quả hơn. 
• Quản lý thông tin hồ sơ bệnh nhân, hình ảnh trước sau, liệu trình sử dụng chi tiết
• Sắp xếp lịch hẹn, thứ tự khám nhanh chóng
• Thu tiền khám, tiền thuốc, xuất thuốc, vật tư y tế, in hóa đơn chỉ bằng một thao tác
• Quản lý xuất - nhập - tồn kho thuốc chính xác
• Báo cáo tổng hợp doanh thu, lợi nhuận theo thời gian, theo từng bác sĩ trực quan
• Quản lý nhân sự, chấm công tính lương tự động
• Hỗ trợ chăm sóc khách hàng hiệu quả với tính năng thiết lập voucher, chương trình khuyến mại, gửi tin nhắn SMS, quét mã QR đánh giá dịch vụ sau sử dụng,...

Xem thêm: Phần mềm quản lý phòng khám đơn giản, dễ dùng - KiotViet

phan mem quan ly phong kham

Hi vọng, những thông tin phần mềm quản lý bán hàng KiotViet đã cung cấp ở trên có thể giúp chủ kinh doanh trả lời các câu hỏi về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phòng khám và có thể chuẩn bị hồ sơ mở phòng khám dễ dàng và đầy đủ hơn. Theo dõi KiotViet để đọc thêm nhiều thông tin kinh doanh hữu ích khác nhé. 

Nguồn: Tổng hợp & Sưu tầm 

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày

Bài viết mới nhất

Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.