Bếp Mây - Tiệm đồ ăn homemade ngon khó cưỡng

13/10/2022 14:58:39 Để lại bình luận

Đồ ăn home made đang dần trở thành xu hướng chọn lựa của nhiều thực khách bởi vấn đề chất lượng, giá cả phải chăng và sự tiện lợi. Nhiều cửa tiệm kinh doanh ăn uống đang theo đuổi xu hướng này, trong đó tiệm ăn vặt Bếp Mây là một trong những địa chỉ tin cậy của thực khách thời gian qua.

Bếp Mây - Tiệm đồ ăn homemade ngon khó cưỡng

Vượt khó trong mùa dịch

Nằm ở 59 ngõ Láng Trung (Cầu Giấy, Hà Nội), tiệm ăn vặt Bếp Mây kinh doanh những món ăn gia đình. Chị Mai, chủ cửa tiệm cho biết, những món này ngoài bán tại chỗ, còn phục vụ sơ chế đóng gói, ví dụ như chả cốm hay chả ốc, được hấp chín và hút chân không. Khách mua về có thể tự chế biến rất nhanh, chỉ cần cho vào hấp chín, hoặc đưa vào lò vi sóng quay vài phút là có thể sử dụng ngay. Các món như nem chua rán, bánh bao chiên, chân gà,… được khách hàng khá ưa chuộng.

Được biết, các món ăn vặt ở Bếp Mây đều được tự tay chị Mai tuyển chọn, theo dõi kỹ lưỡng, từ khâu nguồn nguyên liệu đến khâu chế biến, bảo quản. Chị khẳng định: Tất cả các món ăn đều là tự làm, không nhập ở đâu cả, không có đồ cấp đông, lưu lâu ngày. Vì vậy những sản phẩm của bị luôn được thực khách ưa chuộng, ủng hộ nhiệt tình trong suốt khoảng thời gian dài.

Đồ ăn vặt nổi tiếng của tiệm ăn Bếp Mây

Ngược dòng thời gian, 4 năm trước chị Mai bắt đầu hình thức kinh doanh đồ ăn homemade dưới dạng bán online. Thời gian trôi qua, cửa hàng online của chị ngày càng khấm khá, bạn bè và khách hàng quen mong muốn có một chỗ để có thể vừa gặm chân gà vừa cuốn nem lụi và gặp gỡ bạn bè, họp lớp, họp gia đình,… Vì thế, tháng 12/2019, Bếp Mây được khai trương.

Bếp Mây khai trương được 2 tuần thì đến dịp tết Nguyên Đán, chưa kịp mở cửa trở lại thì đại dịch Covid-19 bùng phát. Bếp Mây cũng không tránh khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Doanh thu đến từ khách hàng trực tiếp tới cửa hàng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Chị Mai chia sẻ: "Tiền mặt bằng thuê cửa hàng là 20tr/tháng (80m2). Ngoài tiền mặt bằng ra thì còn tiền nhân viên (thu ngân, pha chế, chạy bàn, người giao hàng,… ). Chị phải đặt ra giải pháp trước mắt là cho một số bộ phận tạm nghỉ. Còn lại số ít chị giữ lại, vừa làm đồ ăn, vừa thu ngân. Shipper quen thì không nhận lương tháng nữa mà chạy đơn lẻ."

Bên cạnh cắt giảm chi tiêu, chị Mai thay đổi chiến lược bán, đẩy mạnh việc bán hàng online hơn và cũng là thế mạnh của chị trong nhiều năm nay. 

KiotViet giúp gì được cho Bếp Mây?

Chị Mai nhớ lại, chị bắt đầu tập kinh doanh năm 2010. Trước đây, chị quen dùng sổ bút truyền thống để lưu lại thông tin. Thường những ghi chép ấy chỉ mình chị hiểu được, cá biệt có những chỗ khi đọc lại, chính bản thân chị cũng “bó tay không luận ra nổi”.

Đến thời điểm 2018, chị Mai cần mở rộng việc kinh doanh, một người bạn của chị góp vốn vào thêm. Khi mở rộng kinh doanh đồng nghĩa với việc chị phải thuê thêm nhân viên, là những em nhân viên phụ trách việc lên đơn, gọi ship, liên hệ với khách hàng.

Khi mình ghi sổ và có những ký hiệu chỉ mình mình hiểu, nếu muốn truyền đạt lại cho nhân viên hay người cộng tác của mình về chi-thu, xuất-nhập thì rất khó khăn và mất thời gian. Mình phải lật sổ, lần tìm theo từng ngày, và việc phải tìm quyển sổ từ những ngày tháng cũ, thời gian cũ mất rất nhiều thời gian” - chị Mai chia sẻ.

Cô chủ Bếp Mây nhận thấy rằng cần phải có thêm một công cụ khác ngoài việc sử dụng sổ sách ghi chép truyền thống, để ai nhìn vào cũng nắm được lượng hàng tồn, hay các thông tin liên quan đến khách hàng, hay tiền nong xuất nhập chi thu hàng tháng phải rõ ràng và minh bạch. Vì thế, sau một thời gian nghiên cứu các phần mềm quản lý bán hàng, chị Mai quyết định chọn KiotViet để hỗ trợ.

Chị cho hay: “Khi có KiotViet mình thấy đơn giản hơn rất nhiều, thậm chí không cần ngồi lại với nhau, mỗi người có tài khoản riêng. Nhân viên có giới hạn của tài khoản nhân viên được xem những mục gì, hay những người cộng sự của mình được xem những phần chi thu, tiền nhập hàng ra sao. Chỉ mất thời gian rất ít trong ngày, có thể nhìn bao quát, tổng quan mọi thứ như hàng tồn, hàng xuất nhập ra sao, các thông tin rất cụ thể của khách hàng, số lượng mua bán, sở thích của khách,… người ta thích món gì, số lượng bán ra món đó là bao nhiêu, cho đến các vấn đề lớn hơn như tổng chi-thu của nhân viên, từ đấy có những điều chỉnh cho phù hợp. Mình thấy rất tiện”.

Màn hình bán hàng tiệm đồ ăn vặt của KiotViet

Màn hình bán hàng đồ ăn vặt của KiotViet

Ngoài ra, tính năng báo cáo đơn hàng, quản lý nguyên vật liệu, kiểm kho, chị Mai thấy rất ưng ý. Đây đều là các tính năng thường dùng nhất bởi cửa tiệm có khá nhiều món, mà món nào cũng tự làm chứ không phải đi nhập. Vì thế hàng ngày, chị rất quay cuồng trong việc đi chợ nhập nguyên liệu rồi ướp gia vị các món, kiểm soát nhân viên làm ra món ăn rồi check đơn trên điện thoại, tư vấn trao đổi với khách. KiotViet giúp chị xem được món đấy mua bao lâu, thừa thiếu ra sao, tồn dư thế nào bởi chị không bán hàng tồn dư, đó là tôn chỉ của Bếp Mây.

Sáng kiến chăm sóc khách hàng tốt hơn

Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet, chị Mai nhận thấy đây là công cụ hữu ích giúp kết nối, chăm sóc khách hàng. Cụ thể khi khách đặt hàng qua inbox, facebook, chỉ cần gõ tên khách trên phần mềm là nó sẽ hiện ra tất tần tật thông tin, địa chỉ, số điện thoại, các lần mua hàng trước. Nhìn vào đó chị biết sở thích của khách là gì. Chị kể: “Có những mẹ thường xuyên mua bánh bao chiên cho con ăn, bé nhà chị rất thích ăn món đấy. Như thế, mình đặt kế hoạch hôm nào đấy sẽ tặng chị thêm bánh bao cho chị”.

Khi khách đặt hàng, nhờ những thông tin đã lưu sẵn, mua hàng từ lần trước, chị Mai rất nhanh bắt nhịp được với khách. Không đơn thuần chỉ là mua bán, chị trò chuyện với khách, hỏi han về tình hình dịch ảnh hưởng tới gia đình các mẹ như thế nào, việc ăn uống của gia đình ra sao. "Từ những lời tâm sự như thế của khách khiến mình lại nảy ra ý tưởng bán thêm những thực phẩm chế biến sẵn ví dụ thịt kho, cá kho, pate, mắm tép chưng. Những món ăn bổ dưỡng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm giúp bố mẹ đi làm có thể yên tâm hơn. Nhờ đó cũng có thêm nguồn thu cho cửa tiệm”.

Nhờ kết nối theo hướng như thế, cửa hàng của chị Mai lại có thêm hướng đi mới. Tuy chưa đạt được sự phát triển như ban đầu như kỳ vọng nhưng nó cũng khiến cho nhân viên quán có thêm việc làm, cửa hàng của chị có thể trụ vững qua giai đoạn dịch khó khăn này. Cô chủ Bếp Mât cho rằng đó là cách để kết nối khách hàng, tri ân khách hàng, để cho khách thấy quan hệ giữa bếp Mây với khách không chỉ đơn giản là mua bán mà còn là nơi sự quan tâm, sẻ chia, đồng cảm những vấn đề trong cuộc sống của con người với con người.

Hãy ghé thăm Tiệm đồ ăn handmade Bếp Mây theo địa chỉ sau:
- Số 59 ngõ Láng Trung, Đống Đa, Hà Nội (107 Nguyễn Chí Thanh rẽ vào)

- SĐT: 0988 094 512

-  Trang Fanpage: https://www.facebook.com/quavatmaibeo

Chuyên mục:Khách hàng

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.