BÁN HÀNG GIA DỤNG NHẬT - chính chủ kinh doanh còn BỊ LỪA

21/11/2017 15:44:35 Để lại bình luận

Cũng bởi tốc độ phát triển nhanh của thị trường gia dụng nói chung (ước tính giá trị đạt khoảng 15 tỷ USD) mà bùng nổ sự cạnh tranh do có nhiều người cùng chen chân vào ngành hàng này buôn bán. Nhưng nơi nào nhộn nhịp ắt sẽ có nhũng loạn, ví như chính chủ cửa hàng kinh doanh còn “bị lừa” khi mở bán hàng gia dụng Nhật.

ban-hang-gia-dung-nhat-chinh-chu-kinh-doanh-con-bi-lua-1

1. Tiềm năng thị trường

a) Tâm lý sính ngoại: Từ lâu người Việt Nam đã có quan điểm hàng ngoại tốt hơn hàng nội, đặc biệt với những sản phẩm đến từ quốc gia hàng đầu thế giới như Nhật Bản thì càng được ưu tiên để chọn lựa hơn cả.

Bên cạnh đó, tư duy rằng hàng của Nhật có độ bền tốt, công nghệ mới, thì dù giá cao vẫn thấy số tiền bỏ ra có giá trị. Những quảng cáo, thông tin được truyền bá cũng nhắm thẳng đến người nội trợ để lưu vào đầu họ một vài yếu tố cơ bản về những sản phẩm của Nhật luôn mang lại sự yên tâm tuyệt đối.  

b) Hấp dẫn vì lạ: Nói không ngoa khi sức sáng tạo của người Nhật thường tạo ra nhiều bất ngờ thú vị với các phát minh như khuôn cuốn sushi, máy vắt rau, kéo cắt hành, chảo hai mặt,… đã ứng dụng rộng rãi và được thị trường Việt Nam đón nhận nhiệt tình. Các sản phẩm mới rao bán nhanh chóng trên diện rộng, nhiều chủ thương đưa ra mức giá đổ buôn rất tốt cho thấy nguồn hàng vô cùng dồi dào, thu hút sự chú ý đáng kể của khách tiêu dùng và của chính những người kinh doanh bán hàng gia dụng Nhật.

Thị trường phát triển hấp dẫn là thế với tỷ lệ cung cầu đều cao, nhưng trên thực tế nhiều chủ cửa hàng gia dụng Nhật vẫn bị “rơi vào bẫy” khi kinh doanh nhóm hàng này.

2. Sự thật phơi bày

ban-hang-gia-dung-nhat-chinh-chu-kinh-doanh-con-bi-lua-2

a) Không có kiến thức phân biệt

Hàng gia dụng Nhật có thể chia làm 2 loại: hàng nội địa Nhật và hàng xuất khẩu Nhật. Hàng nội địa Nhật (JDM - Japanese Domestics Market) được hiểu là các loại hàng hóa được sản xuất chỉ dành riêng cho thị trường Nhật, cho người dân Nhật tiêu dùng. Hàng xuất khẩu Nhật (OME - Oversea Market Exported) là các mặt hàng được doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất và xuất khẩu phục vụ thị trường nước ngoài. Do yêu cầu của thị trường xuất khẩu phải phục vụ nhiều thị trường đa dạng khác nhau như Mỹ, Anh, Việt Nam... cho nên các sản phẩm Nhật xuất khẩu có sự khác biệt khá lớn so với hàng Nhật nội địa về chất lượng.

Theo tâm lý tiêu dùng, khách hàng sẽ ưa chuộng hàng nội địa Nhật hơn nhưng bản thân họ khó nhận biết nên chỉ biết trông chờ vào người bán. Tuy vậy, chính chủ cửa hàng nhiều khi cũng không thể phân biệt được 2 loại hàng này giữa nội địa và xuất khẩu chứ chưa nói đến hàng thật và hàng giả.

Nếu bạn là một trong số những chủ cửa hàng thiếu vốn kiến thức như vậy, hãy học cách nhận ra điểm khác biệt cơ bản giữa hàng Nhật nội địa và hàng Nhật xuất khẩu đó là về bao bì và giá cả. Trên bao bì ngoài chữ “Made in Japan” là Tiếng Anh còn lại đều là ngôn ngữ tiếng Nhật. Giá của hàng Nhập xuất khẩu sau khi cộng thêm các loại phí và thuế nhập, xuất khẩu thì khi quy đổi ra cùng đơn vị nó vẫn chỉ tương đương hoặc thấp hơn so với hàng Nhật nội địa. Bạn có thể lấy làm lạ về điều này, hàng Nhật nội địa JDM mặc dù đã được chính phủ Nhật trợ giá nhưng vẫn ở mức khá cao so với hàng xuất khẩu. Điều này là minh chứng cho việc "giá thành luôn đi liền với chất lượng". Các sản phẩm hàng Nhật nội địa có chất lượng cực cao nên mức giá của chúng cũng ở mức tương ứng.

b) Hàng giả tràn lan

Trong nửa đầu năm 2017, chi cục quản lý thị trường TP. HCM nói riêng đã phát hiện 198 vụ hàng giả, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Nhật. Qua đó tịch thu hàng ngàn sản phẩm với tổng trị giá hàng hoá vi phạm tới 1,5 tỷ đồng.

ban-hang-gia-dung-nhat-chinh-chu-kinh-doanh-con-bi-lua-3

Như đã nói ở trên, nơi đâu có nhu cầu lớn ắt nơi đó sẽ có nguồn cung dồi dào. Việc hàng giả, hàng nhái, hàng cộp mác dán nhãn xuất hiện tràn lan gây rối loạn cho chính những người kinh doanh. Các mối buôn chỉ cần hạ giá thấp 1 chút, đánh vào tâm lý ham rẻ khi nhập hàng sẽ có thể dễ dàng “lừa” chủ kinh doanh bán hàng gia dụng Nhật. Từ đó dẫn tới hậu quả bán hàng chất lượng không tương xứng giá tiền, mất khách, ảnh hưởng uy tín, …

Hơn bao giờ, chủ kinh doanh cũng phải tỉnh táo trước các nguồn nhập dồi dào, giá cả chênh lệch, chất lượng muôn kiểu. Hãy tự bổ sung kiến thức cho mình về các đặc điểm để phân biệt hàng thật hàng giả, hàng xịn hàng nhái, từ đó mới có thể gây dựng danh tiếng để cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. Để có đủ thời gian vừa làm điều đó, vừa vận hành cửa hàng trơn tru chủ cửa hàng sẽ cần đến các công cụ hỗ trợ đắc lực có thể giúp quản lý từ xa như camera theo dõi, phần mềm quản lý bán hàng, hay thậm chí là thuê quản lý hoặc cửa hàng trưởng để theo dõi và báo cáo đầy đủ mọi hoạt động kinh doanh khi bán hàng gia dụng Nhật.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.