4 khó khăn phải lường trước khi BÁN HÀNG GIA DỤNG NHẬT

26/03/2024 10:43:34 Để lại bình luận

Nhận biết được những khó khăn để tìm ra phương án xử lý kịp thời là việc làm cần thiết mà bất kỳ người kinh doanh nào cũng phải thực hiện. Bán hàng gia dụng Nhật cũng vậy, hãy lường trước những khó khăn này để tránh được những rủi ro không đáng có.

4-kho-khan-phai-luong-truoc-khi-ban-hang-gia-dung-nhat

Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet gửi đến bạn thông tin hữu ích nhất

1. Khách hàng không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa

Hàng gia dụng Nhật từ lâu đã xuất hiện ở Việt Nam với đủ mọi mặt hàng. Người Việt Nam rất ưa chuộng những đồ gia dụng của Nhật Bản bởi sự tiện ích, thông minh, đa năng mà sản phẩm này mang lại. Tuy nhiên đi kèm với những tín hiệu tích cực đó thì ngược lại, trên thị trường lại nhanh chóng xuất hiện những sản phẩm hàng nhái, hàng giả tràn lan. Chính bởi thế mà khách hàng không còn đặt nhiều sự tin tưởng vào những mặt hàng này, thay vào đó là những sự hoài nghi về chất lượng sản phẩm.

Không như những sản phẩm được sản xuất trong nước, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của từng sản phẩm rất rõ ràng. Thế nhưng đối với hàng Nhật, do những rào cản về ngôn ngữ mà khách hàng sẽ khó có thể nhận định được chất lượng của sản phẩm.

Bởi vậy, là một người bán hàng gia dụng Nhật, bạn cần phải nắm bắt được tâm lý này của khách hàng và cung cấp những thông tin chi tiết để họ có thể hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm mà bạn mang lại. Hiện nay, có 2 cách chứng minh sản phẩm chính hãng phổ biến như sau:

- Trình hóa đơn, biên lai: Đây là cách mà hầu hết những người kinh doanh vẫn thường lựa chọn, nhưng cách này chỉ làm hài lòng được những vị khách dễ tính. Còn những vị khách cẩn thận hơn, có thể họ sẽ không tin vào những giấy tờ này bởi có khả năng hóa đơn mua hàng chính hãng một lần nhưng dùng đi dùng lại cho những đợt hàng khác. Những con số, chữ viết trên hóa đơn đều là tiếng Nhật nên họ sẽ không kiểm tra được chính xác đó là hóa đơn cho sản phẩm nào.

- Sử dụng ứng dụng kiểm tra mã sản phẩm: Với những phần mềm này, bạn chỉ cần quét mã vạch của sản phẩm, nếu như là hàng thật, toàn bộ thông tin như nguồn gốc, xuất xứ, ngày sản xuất, trọng lượng, ngày hết hạn,... sẽ được hiển thị rõ ràng và đẩy đủ. Với phương án này, sự tin tưởng sẽ là tuyệt đối, ngay cả những vị khách khó tính nhất cũng không thể phủ nhận chất lượng hàng hóa của bạn. Một số ứng dụng kiểm tra mã vạch phổ biến là: BarcodeViet, RedLaser, MDZ, Bakodo,...

2. Quản lý hàng hóa khó khăn do có quá nhiều mặt hàng

Như đã nêu ở trên, mặt hàng gia dụng Nhật vô cùng đa dạng. Thông thường, các cửa hàng bán hàng gia dụng Nhật đều nhập rất nhiều các mặt hàng, đủ loại sản phẩm với những công dụng, tính năng khác nhau (từ hóa mỹ phẩm, đồ dùng nhà bếp, đồ dùng nhà vệ sinh, đồ dùng tiện ích,..).

4-kho-khan-phai-luong-truoc-khi-ban-hang-gia-dung-nhat

Với nhiều đầu mục hàng hóa như vậy, việc quản lý hàng hóa chắc chắn không hề dễ dàng. Vì vậy, bạn cần phải có phương án để phân loại các mặt hàng rõ ràng ngay từ ban đầu. Cụ thể:

- Chia đầu mục sản phẩm ngay từ khi nhập hàng về kho.

- Tiến hành kiểm hàng từng đầu mục riêng, không lẫn lộn.

- Phân chia khu vực rõ ràng cho hàng hóa trong kho.

- Sắp xếp hàng hóa trên quầy kệ theo từng hạng mục sản phẩm.

- Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để được hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý sản phẩm.

3. Tỉ giá liên tục thay đổi ảnh hưởng đến giá bán

Cũng như nhiều mặt hàng ngoại nhập khác, vấn đề tỉ giá luôn gây ra những áp lực về giá cả cho người kinh doanh. Tỉ giá thường xuyên thay đổi, thậm chí là thay đổi từng ngày sẽ khiến cho người kinh doanh gặp nhiều bối rối về mức giá. Khi tỉ giá thay đổi quá lớn, kinh doanh không có lãi buộc người kinh doanh phải tăng giá bán, mà việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc giữ chân khách hàng.

Theo kinh nghiệm của nhiều người bán hàng gia dụng Nhật,  việc thay đổi mức giá bán để chạy theo tỉ giá cần được hạn chế tối đa. Thay vào đó, phương án ngưng nhập mặt hàng này để lựa chọn một mặt hàng khác, tính toán lại mức giá ngay từ đầu sẽ hợp lý hơn. Trừ khi sản phẩm trước đó đang nhận được sự quan tâm rất lớn, khách hàng vẫn hỏi mua nhiều, mức tiêu thụ cao, thì bạn có thể tăng giá thành để tiếp tục bán ra sản phẩm này.

4. Chi phí vận chuyển lớn

Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Nhật về Việt Nam theo đường tiểu ngạch là khoảng 300.000vnđ/cân, đối với đường hàng không, bạn có thể sẽ phải mất thêm một số khoản thuế phí đi kèm khác.

4-kho-khan-phai-luong-truoc-khi-ban-hang-gia-dung-nhat

Tất nhiên sẽ không có cách làm để làm thay đổi mức giá cố định này, thế nhưng vẫn có cách để bạn có thể giảm thiểu những khoản chi phí phát sinh. Một số cách mà những người bán hàng gia dụng Nhật thường làm như sau:

- Bóc hàng, loại bỏ bớt hộp, túi, xốp không cần thiết để giảm cân nặng.

- Trong trường hợp có những sản phẩm dễ vỡ, bục, trầy xước thì có thể sử dụng chính những sản phẩm khác để kê, lót, bọc bên ngoài. (Ví dụ: kiện hàng của bạn có mặt hàng là tuýp thuốc đánh răng, sau khi đã dỡ bỏ hộp bên ngoài có khả năng khi bị chèn ép kem đánh răng sẽ bị bục ra ngoài. Để tránh điều này, bạn có thể dùng chính những sản phẩm khác như khăn tắm, quần, áo, bọc ra bên ngoài tuýp thuốc đánh răng.)

- Đóng số lượng kiện hàng ít nhất có thể, thay vì nhiều kiện nhỏ hãy đóng hàng thành nhiều những kiện to để tránh được các khoản thuế phí.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.