MÔ HÌNH KINH DOANH cho cửa hàng bán lẻ

17/07/2017 08:53:07 Để lại bình luận

Khoảng 90% người kinh doanh tại Việt Nam vẫn đang theo hình thức truyền thống là học hỏi từ người đi trước, đọc sách báo tài liệu để vận hành cơ sở buôn bán của mình nhưng trong thời kì đổi mới, muốn hoạt động hiệu quả đòi hỏi người chủ cửa hàng phải cải tiến không chỉ sản phẩm, dịch vụ mà là cả mô hình kinh doanh. Nhưng mô hình kinh doanh là gì? Tại sao phải biết về nó? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. 

1. Lý do cần biết về mô hình kinh doanh

mo-hinh-kinh-doanh-cho-cua-hang-ban-le

Nhiều người bị cuốn theo những chỉ số doanh thu, lãi lỗ mà quên mất rằng phải định hình cửa hàng của mình đang hoạt động theo mô hình nào, phải hiểu rõ được giá trị cốt lõi - mô hình kinh doanh của cửa hàng mới có thể tính phương án phát triển xa hơn.

Mô hình kinh doanh được hiểu đơn giản là cách thức cửa hàng của bạn kiếm ra tiền. Đồng thời nó cũng giải thích nguồn thu của cửa hàng đến từ đâu, các nguồn thu này cung cấp bao nhiêu giá trị và tần suất thế nào.

Ví dụ: Cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng thời trang hoạt động bằng cách mua sản phẩm từ nguồn cung và bán lại cho người tiêu dùng, tạo ra lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Đây là dạng mô hình kinh doanh bán lẻ phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay.

2. Các loại mô hình kinh doanh

Trên thực tế, có rất nhiều loại mô hình kinh doanh. Tùy thuộc và thị trường và từng bước phát triển theo thời gian, ngày càng sản sinh ra nhiều mô hình kinh doanh phù hợp với từng hoạt động cá thể hay cửa hàng.

Trong phạm vi bài viết nhấn mạnh đến ngành bán lẻ, xin được giới thiệu một số loại hình kinh doanh quen thuộc như:

Kinh doanh phân phối (Distribution business models): Có rất nhiều loại mô hình kinh doanh phân phối thường được áp dụng như kênh bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến thẳng người tiêu dùng; kênh 2 cấp phụ thuộc nhà bán lẻ theo thứ tự nhà sản xuất - nhà bán lẻ (phân phối) -  người tiêu dùng; kênh bán hàng trực tuyến sản phẩm thông qua các phương tiện Internet, thư tín, … do các bên chuyên môn cung cấp để đến với người tiêu dùng; …

Ví dụ: Các cửa hàng tạp hóa, các siêu thị, trung tâm thương mại, các website cung cấp dịch vụ và thương mại điện tử, …  

Nhượng quyền thương mại (Franchise): nhân rộng mô hình kinh doanh thành công của một cửa hàng. Với bên chủ nhượng quyền, mô hình này nhằm tạo dựng nên các chuỗi cửa hàng để phân phối hàng hoá, phủ rộng thương hiệu. Sự thành công của bên nhượng quyền thương mại là sự thành công của việc nhượng quyền.

Ví dụ: Chuỗi cửa hàng cà phê Cộng, chuỗi bán lẻ Miniso, chuỗi cửa hàng thời trang Pierre Cardin An Phước, …

Kinh doanh kết hợp truyền thống và điện tử (Bricks and clicks business model): Mô hình có sự hiện diện của cả cửa hàng truyền thống (offline - bricks) và các kênh trực tuyến (online - clicks).

Ví dụ: Các thương hiệu thời trang có cả cửa hàng bán lẻ và cả website/fanpage để bán online. Các nhà hàng có dịch vụ chọn món/đặt bàn trực tuyến, và tới ngồi tại nhà hàng.   

Vẫn còn rất nhiều những mô hình khác, nhưng dù bạn chọn mô hình kinh doanh nào thì có 4 vấn đề là:

- Khách hàng của bạn là ai?

- Bạn giải quyết vấn đề gì cho họ?

- Bạn dùng sản phẩm gì để giải quyết nhu cầu cho họ?

- Thu phí như thế nào?

Trả lời được những câu hỏi đó, bạn đã bước đầu xác định được mô hình kinh doanh của cửa hàng mình.  

mo-hinh-kinh-doanh-cho-cua-hang-ban-le

3. Mô hình kinh doanh tốt

Một mô hình kinh doanh tốt phải đơn giản, chỉ cần sáng chế một lần là có thể khuếch trương với giá thành thấp nhưng đem lại lợi ích lớn. Tuy nhiên nhìn nhận trên thực tế, mô hình kinh doanh càng khó làm thì lợi nhuận đem lại càng cao; mô hình kinh doanh càng dễ làm, thì sụp đổ cũng nhanh.

Có hai loại cửa hàng có thể kiếm tiền:

- Một là cửa hàng kiếm được tiền từ ngày đầu tiên mở: Mỗi sản phẩm bán ra đều có thể kiếm tiền, đồng thời có cách thức để ngày càng bán càng chạy, quy mô càng mở rộng.

Thấy rõ nhất ở thời điểm hiện tại là xu hướng trà sữa đánh vào đối tượng khách hàng trẻ, các thương hiệu mới thi nhau mở, có thương hiệu đã phát triển tới vài chục chi nhánh và trải dài khắp cả nước. Phải thừa nhận để kinh doanh một tiệm trà sữa không khó, thậm chí mở bán online cũng đã có khách ngay rồi, tuy vậy để duy trì cho cửa hàng “sống sót” giữa cuộc ghanh đua khốc liệt là điều rất khó đảm bảo.

- Hai là cửa hàng cần tích lũy: Có thể nói đây là lựa chọn hướng đi chậm và chắc, phải bền bỉ đến một giới hạn nhất định mới vượt qua được điểm cân bằng giữa thu và chi. Nhưng một khi đã vững vàng sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng khách hàng thân thiết rất nhanh.

Ví dụ như các cửa hàng nông sản thực phẩm thời gian đầu chưa có uy tín sẽ phải hủy nhiều hàng tồn hết hạn sử dụng như rau xanh, trái cây; nhưng sau thời gian gây dựng được tập khách hàng thân thiết thì lượng sản phẩm bán ra khá đều đặn và tốc độ phủ rộng thương hiệu qua con đường quảng bá truyền miệng sẽ tăng lên nhanh chóng.    

Muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức để khởi nghiệp và phát triển mô hình kinh doanh, tham gia ngay buổi chia sẻ đến từ các Nhà đầu tư, CEO, chuyên gia bán lẻ đến từ nhiều thương hiệu thành công như: Xe điện PEGA (HK Bike); Ô Mai Hồng Lam; ...

Sự kiện: LEAD - BỆ PHÓNG KINH DOANH 2017

Chủ đề tại Hà Nội: Kinh doanh bán lẻ - TỪ MÔ HÌNH ĐẾN CHUỖI

Thời gian: 8:30 - 12:00 ngày 5/8/2017

Địa điểm: TT Hội nghị Star Galaxy - 87 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội

ĐĂNG KÝ NGAY: https://goo.gl/tj4TjF

------------------------------------

LEAD là chuỗi sự kiện dành cho những người đang kinh doanh bán lẻ.

Tại đây, người tham gia sẽ được gặp gỡ các CEO của những thương hiệu bán lẻ số 1 trên thị trường và được lắng nghe các chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ những kiến thức quý báu mà họ đã trải qua trong quá trình gây dựng sự nghiệp. Không chỉ là những câu chuyện thành công, mỗi CEO, chuyên gia sẽ mang kinh nghiệm của mình gói lại thành công thức, mô hình để bạn có thể học hỏi và áp dụng.

LEAD: Learn – Engage – Apply – Develop.

Với mục tiêu gây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc để làm ‘’Đúng ngay từ khi bắt đầu’’, tại LEAD, bạn sẽ có cả một hành trình. Bắt đầu từ việc Học hỏi những bài học ngoài sách vở, Với kiến thức được đúc rút từ thành công và vô số lần thất bại của những người đi trước, bạn sẽ Trải nghiệm và chọn lọc ra điều phù hợp nhất với định hướng của mình, sau đó là quá trình Áp dụng, rút kinh nghiệm và từng bước Phát triển cửa hàng/chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Vì vậy, chúng tôi gọi LEADBệ phóng kinh doanh của bạn.

KiotViet - Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất

  • Với 300.000 nhà kinh doanh sử dụng
  • Chỉ từ: 6.000đ/ ngày
Xem thêm

Hãy để KiotViet đồng hành kinh doanh cùng bạn

Hotline

Tư vấn bán hàng: 1800 6162 Chăm sóc khách hàng: 1900 6522 Hoạt động 365 ngày/năm từ 7:00 đến 22:00 kể cả ngày nghỉ, lễ tết.

KiotViet Fanpage

Luôn trả lời các thông tin nhanh nhất thông qua các phản hồi trên Facebook.

Kênh hỗ trợ Youtube

Luôn cập nhật các kiến thức sử dụng phần mềm tức thời, trực quan giúp người dùng sử dụng được KiotViet dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chat trên web & mobile

Luôn có người trực chat để trả lời câu hỏi của các bạn nhanh và hiệu quả nhất suốt 365 ngày/năm.